Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Khóa máy tính khi nhập password quá số lần

Là người sử dụng và quản lý máy tính, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như khi có một ai đó cố gắng dò mật khẩu đăng nhập dựa vào thông tin cá nhân của bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục và cải thiện tình hình.

Tại đây, chúng ta sẽ áp dụng phương thức Windows security để khóa tất cả các tài khoản sử dụng trong vòng 30 phút khi mật khẩu được nhập 3 lần mà không chính xác. Quá trình này sẽ khiến cho những người tò mò “cụt hứng” khi không dò được mật khẩu liên tục, hoặc nếu kiên trì hơn nữa thì họ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.

Lưu ý quan trọng: thiết lập này cũng có thể là “con dao 2 lưỡi” khi ai đó cố tình đăng nhập sai và khiến cho máy tính bị khóa trong vòng 30 phút. Vì vậy, để thực sự bảo mật, bạn nên tạo và sử dụng song song nhiều hơn 1 tài khoản administrator. Tuy nhiên, bạn phải thật cẩn thận khi sử dụng cách này.

Lưu ý sơ bộ: những người khác vẫn có thể truy cập vào máy tính sử dụng những biện pháp can thiệp như dùng đĩa Ubuntu Live CD, System Rescure CD hoặc Ultimate Boot CD để reset toàn bộ mật khẩu, trừ khi bạn áp dụng cách mã hóa toàn bộ dữ liệu ổ cứng với TrueCrypt hoặc BitLocker.

Thay đổi thiết lập Local Security Policy

Để thay đổi thuộc tính có liên quan đến mật khẩu, hãy sử dụng Local Security Policy (lưu ý rằng chức năng này chỉ có trên các bản Windows Vista hoặc 7 Business, Professional, Enterprise, và Ultimate. Nếu bạn sử dụng bản Starter, Home Basic, hoặc Home Premium thì cần phải dùng phương pháp Command Prompt dưới đây). Để sử dụng Local Security Policy, mở Start Menu và gõ từ khóa liên quan vào ô tìm kiếm như sau:

Chọn tiếp mục Account Policies tại cửa sổ bên trái và Account Lockout Policy:

Ở chế độ mặc định, tài khoản của bạn sẽ không bị khóa khi mật khẩu nhập không chính xác. Để thay đổi thuộc tính này, kích đúp vào Account lockout threshold:

Tại hộp thoại này, nhập số lần nhập mật khẩu giới hạn. Ví dụ tại đây là 3, nhấn OK để lưu thay đổi:

Windows sẽ hiện thông báo bạn có muốn thay đổi thời gian áp dụng để khóa tài khoản - Account lockout duration và thời gian chính xác - Reset account lockout counter. Mặc định ở đây là 30 phút, nếu muốn bạn có thể thay đổi theo ý thích:

Khi đóng cửa sổ Local Security Policy lại, lệnh sẽ lập tức có hiệu lực. Khi mật khẩu nhập 3 lần mà không chính xác, hệ thống sẽ tự động khóa tất cả các tài khoản trong vòng 30 phút. Nếu muốn thay đổi lại các thông số, các bạn chỉ cần làm lại thao tác trên:

Thực hiện với Command Prompt

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn dùng bản Windows Home thì sẽ không có chức năng Local Security Policy, do vậy phải dùng tính năng thay thế - Command Prompt. Tại Start Menu, chọn Command Prompt và kích chuột phải > Run as Administrator:

Và gõ lệnh sau:

net accounts

Câu lệnh này sẽ liệt kê ra chính sách quản lý mật khẩu hiện tại, thông số Lockout threshold: Never nghĩa là tài khoản sẽ không bị khóa khi nhập mật khẩu không chính xác:

Hãy thay đổi tham số này để hệ thống tự động khóa tài khoản khi mật khẩu nhập không đúng:

net accounts /lockoutthreshold:3

Như trên, tài khoản sẽ bị khóa khi nhập password sai 3 lần liên tiếp:

Tiếp theo là khoảng thời gian áp dụng, ở đây chúng ta chọn mức 30 phút:

net accounts /lockoutduration:30

Và khoảng thời gian chờ đợi để tài khoản chính xác có thể đăng nhập vào hệ thống, lưu ý các bạn nên đặt thời gian chính xác với mốc bên trên:

net accounts /lockoutwindow:30

Khi hoàn tất, các bạn gõ lệnh net accounts để xem lại các thiết lập. Và đây là kết quả sau khi thiết lập với các câu lệnh trên:

Sau đây, chúng ta hãy kiểm tra lại xem hệ thống có hoạt động như mong muốn hay không. Nhập mật khẩu bất kỳ (dĩ nhiên là không chính xác) để đăng nhập:

Windows sẽ hiển thị thông báo password không chính xác, và yêu cầu nhập lại:

Và đây là kết quả sau khi chúng ta nhập mật khẩu 3 lần liên tiếp không đúng:

Nếu muốn đăng nhập vào Windows, bạn sẽ phải chờ đủ 30 phút theo đúng thiết lập bên trong. Với việc thay đổi và quản lý mật khẩu một cách linh hoạt, bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều khi không ai có thể truy cập hoặc mò mật khẩu đăng nhập vào máy tính trong 1 khoảng thời gian ngắn. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

3 cách cơ bản để truy cập thư mục chia sẻ của Windows từ Linux

Đây là 1 trong những vẫn đề thường gặp nhất trong hệ thống sử dụng cả Windows và Linux. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những cách cơ bản và đơn giản nhất để truy cập tới thư mục chia sẻ trên Windows từ Linux.

Sử dụng phím tắt

Tại Linux, bạn có thể sử dụng phím tắt Alt+F2 để mở cửa sổ Run (như Windows + R trong Windows), tại ô địa chỉ bạn chỉ cần khai báo giao thức sử dụng và địa chỉ cụ thể. Ví dụ như smb:// để kết nối tới server chia sẻ samba, ngoài ra còn 1 số giao thức phổ biến khác như ssh, ftp, sftp, http, và https:


Ở ví dụ này là tên server – playground, thư mục chia sẻ là music

Và điền mật khẩu nếu hệ thống có yêu cầu, và khoảng thời gian lưu trữ password này:

Khi kết nối thành công, cửa sổ chia sẻ thư mục sẽ hiển thị như hình sau:

Kết nối từ menu GNOME

Nếu bạn đang sử dụng Ubuntu hoặc các distribution dựa trên GNOME khác, mở menu và chọn Connect to Server:

Tại cửa sổ tiếp theo, bạn chọn giao thức sử dụng từ danh sách Server:

Với server samba/cifs chọn Windows share và điền các thông tin yêu cầu tương ứng (không giống như trên Windows, bạn không cần thêm dấu gạch / để thực hiện lệnh kết nối tại đây):

Hoặc có thể sử dụng luôn chức năng Connect to Server tại đây:

Sử dụng shortcut

1 cách khá đơn giản khác thường được áp dụng là tạo shortcut của những thư mục chia sẻ mà bạn thường xuyên phải sử dụng. Kích chuột phải lên menu cần tạo shorcut và chọn Add to Panel:

Cửa sổ popup hiện ra, các bạn gõ từ khóa connect và chọn thành phần Connect to Server:

Và đây là kết quả:

Trên đây là 1 số cách cơ bản và dễ áp dụng trong hệ thống có sử dụng cả Windows và Linux. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Chuyển Bookmark từ Firefox/Chrome sang IE9 Beta

IE 9 Beta tuy vừa mới “ra lò” nhưng đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn về công nghệ. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách chuyển bookmark từ các trình duyệt khác về IE9.

Với Firefox

Tại đây chúng tôi đang sử dụng Firefox 3.6.10 và IE 9 Beta 64-bit. Trước tiên, mở Firefox và chọn Toolbar > Bookmarks \ Organize Bookmarks:

Tiếp tục chọn Import and Backup > Export HTML:

Và lưu file Bookmark này tại 1 thư mục nào đó.

Tiếp đó mở IE 9 Beta và bấm Alt+T (phím tắt hiển thị menu Toolbar), sau đó chọn File > Import and export:

Trong mục Import/Export Settings, các bạn chọn Import form a file. Lưu ý rằng quá trình này có thể mất hơn 1 phút với hệ điều hành Windows 64 bit (không biết tại sao):

Lựa chọn những mục cần nhập trong danh sách – tại đây chúng ta chỉ nhập Bookmark hoặc Favorite theo cách gọi của IE:

Trỏ đường dẫn tới nơi lưu file export từ Firefox trước đó và nhấn Import.

Sau khi Import xong, bạn sẽ thấy toàn bộ Bookmark từ Firefox “chuyển” thành Favorite của IE9:

Lưu ý rằng chúng tôi thực hiện bài thử nghiệm này từ các trình duyệt khác tới IE9, nhưng khi bắt đầu thực hiện với IE 9 32 hoặc 64 bit trên hệ điều hành Windows 7 x64 hoặc x86 thì sẽ gặp lỗi sau:

Đó là lý do tại sao ta cần export bookmark từ Firefox ra 1 file riêng biệt rồi mới bắt đầu import vào IE sau đó. Nhưng dù sao đây vẫn là bản Beta của IE9, chúng ta hy vọng rằng Microsoft sẽ khắc phục vấn đề này trong bản chính thức sắp tới.

Với bookmark của Google Chrome

Quá trình này với Chrome cũng khá đơn giản và tương tự như trên. Mở Chrome, bấm chuột vào biểu tượng chiếc cờ lê và chọn Bookmarks manager:

Tiếp đó, chọn Organize > Export bookmarks:

Lưu lại file sao lưu bookmark này vào 1 thư mục bất kỳ nào đó trên máy tính, và làm lại bước trên kia giống với của Firefox sang IE:

Và đây là kết quả sau khi nhập bookmark từ Chrome sang IE thành công:

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel – Phần 2

Core 2 Duo

Các bộ vi xử lý Core 2 Duo là các thành viên đầu tiên của họ Core 2 và có đến hơn hai tá model. Các bộ vi xử lý Core 2 Duo được cung cấp trong bốn series: E8000, E7000, E6000, và E4000. Các tính năng chủ yếu của chúng được miêu tả trong phần dưới đây:

>> Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel – Phần 1

Series Core 2 Duo Processor E8000

Core 2 Duo E8000 series là dòng nhanh nhất trong số Core 2 Duo series. Nó có các đặc tính sau:

  • 2 lõi xử lý
  • 6MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • 1333MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc "Wolfdale"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E8000 Series.

Series E7000

Core 2 Duo E7000 series là phiên bản có cache nhỏ hơn và tốc độ chậm hơn so với E8000 series. Nó có các tính năng dưới đây:

  • 2 lõi xử lý
  • 3MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • 1066MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc "Wolfdale”
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E7000 Series.

Series E6000

Series này sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", đặc trưng bởi hiệu suất thấp hơn so với E7000 hay E8000 series. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Front Side Bus 1066MHz
  • Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E6000 series.

Series E4000

Series này cũng sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", có ít tính năng hơn E6000. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 cache
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Front Side Bus 800MHz
  • Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E4000 series.

Series Core 2 Solo

Các bộ vi xử lý Core 2 Solo đặc trưng bằng một lõi đơn và chạy với tốc độ clock dưới 1.5GHz. Có hai series cho dòng này: U2000 và SU3000.

Series Core 2 Solo U2000

  • Một lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 533MHz Front Side Bus
  • Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
  • Kiến trúc "Merom"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo Processor U2000 series.

Series Core 2 Solo SU3000

  • Một lõi xử lý
  • 3MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
  • Kiến trúc " Penryn"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo Processor SU3000 series.

Lưu ý: Để tìm hiểu thêm về các họ bộ vi xử lý Core Solo và Core Duo không còn dùng nữa, bạn có thể tham khảo thêm tại website.

Họ Pentium E2000, E5000, E6000

Mặc dù bộ vi xử lý Intel đầu tiên mang tên Pentium được giới thiệu vào năm 1993, nhưng cái tên Pentium liên tục là một lựa chọn được ưa chuộng cho các bộ vi xử lý Intel. Trớ trêu thay, trong khi Pentium được sử dụng đầu tiên với danh nghĩa tên cho một bộ vi xử lý thế hệ thị trường thứ năm của Intel nhưng các sản phẩm Pentium E-series lại là các phiên bản cấp thấp hơn trong kiến trúc mới hơn và chỉ được sử dụng trong các desktop. Các bộ vi xử lý Pentium hiện có sẵn trong ba series: E2000, E5000 và E6000.

Series E6000

Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E7000 series:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 1066MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "

Series E5000

Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E5000 series

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 Cache
  • Hỗ trợ model hỗ trợ ảo hóa phần cứng Intel VT
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium E5000 Series Processor.

Series E2000

Số model Pentium trong E2000 series phân biệt các bộ vi xử lý cấp thấp hơn của Core 2 Duo E2000 series:

  • Hai lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Conroe "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium E2000 Series Processor.

Lưu ý: Để có thêm các thông tin về các bộ vi xử lý nhãn Pentium cũ hơn của Intel, bạn có thể tham khảo website này.

Celeron E-Series

Intel đã sử dụng tên "Celeron" cho các bộ vi xử lý máy tính cá nhân di động và desktop cấp thấp hơn một thập kỷ gần đây. Các bộ vi xử lý Celeron E-series hiện hành đặc trưng bởi tốc độ clock thấp, cache nhớ nhỏ và tốc độ front-side bus thấp hơn so với các bộ vi xử lý Pentium E-series, hầu hết trong số chúng đều dựa trên thiết kế Core 2 Duo.

Celeron E3000 Series

Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:

  • Hai lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Công nghệ ảo hóa Intel VT
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Celeron E3000 Series Processor.

Celeron E1000 Series

Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:

  • Hai lõi xử lý
  • 512KB Cache
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Conroe"
Lưu ý: Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại website của Intel.

Văn Linh (Theo Informit)

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Thủ thuật IT (AIO)

Cuốn e-book này gồm 9 phần, bao gồm rất nhiều thủ thuật IT cho các bạn tham khảo.

 http://www.mediafire.com/?t1s5ez59u5mezs4

VinaTechs

Đổi Label Tiếng Anh thành Tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, nhãn trong blogspot dùng để phân lọai bài viết. Đối với các blogspot tiếng việt thì việc đặt tên nhãn là tiếng việt sẽ tốt hơn cho các đọc giả. Tuy nhiên việc đặt tên nhãn là tên tiếng việt cũng có vài bất tiện, ví dụ như 1 số widget hiển thị không tốt với tiếng việt chẳng hạn. Nếu nhãn là tiếng anh thì không có trở ngại gì cho việc tạo các widget có liên quan đến các nhãn. Với các lý do đó, hôm nay mình sẽ giới thiệu thủ thuật đổi tên hiển thị của nhãn từ tiếng anh sang tiếng việt.

Hình ảnh minh họa:

* Sau đây là các bước thực hiện :

1. Vào bố cục
2. Vào chỉnh sửa code HTML, nhấp chọn “Mở rộng mẫu tiện ích” , và tìm đọan code như bên dưới :

<data:label.name/>

3. Và thay nó lại bằng đọan code như bên dưới :

<b:if cond='data:label.name == &quot;Blogtips&quot;'>Thủ Thuật Blog<b:else/>
<b:if cond='data:label.name == &quot;Announcement&quot;'>Thông Báo<b:else/>
<data:label.name/></b:if></b:if>

- Code ở trên chỉ là ví dụ, nếu bạn muốn thay nhiều tên nhãn khác nhau thì cứ thêm các đọan code tương tự bên dưới vào

<b:if cond='data:label.name == &quot;Label3&quot;'>Nhãn thứ 3<b:else/>

và đừng quên thêm thẻ đóng </b:if> tương ứng vào sau đọan code <data:label.name/>, ví dụ ta có 7 nhãn phải đổi tên thì ta thêm 7 thẻ đóng </b:if>

- Ở đây mình không bỏ hẳng đọan code <data:label.name/> là do nếu khi bạn bỏ nó đi, các nhãn mới bạn chưa kịp add thêm code để đổi tên thì nó sẽ không hiển thị.

4. Cuối cùng là save template.

Chúc các bạn thành công.

Giấu bớt những thành phần Control Panel trong Windows 7 – Phần 3 : Sử dụng Group Policy

Trong phần còn lại của bài viết, chúng tôi sẽ trình bày cách tạm giấu biểu tượng chương trình trong Control Panel bằng Local Group Policy Editor. Lưu ý rằng Group Policy không có trong phiên bản Windows Home!

>> Giấu bớt những thành phần Control Panel trong Windows 7 – Phần 1
>> Giấu bớt những thành phần Control Panel trong Windows 7 – Phần 2

Lần này, chúng ta sẽ áp dụng với ứng dụng QuickTime và Sync Center:

Chọn mục Run trong Start Menu và gõ gpedit.msc. Cửa sổ điều khiển chính của Group Policy Editor hiển thị, chọn mục User Configuration > Administrative Templates > Control Panel, tại cửa sổ bên phải, kích đúp lên mục Hide specified Control Panel items:

Đánh dấu vào ô Enabled, và dưới mục Options bạn sẽ thấy dòng chữ List of disallowed Control Panel items… nhấn vào nút Show:

Cửa sổ tiếp theo hiện ra, tại đây bạn sẽ khai báo các thành phần không muốn hiển thị trong Control Panel, ví dụ ở đây chúng ta điền QuickTime và Sync Center. Sau đó bấm Enter:

Có thể bạn sẽ phải sử dụng tên theo chuẩn quy ước, ví dụ ở đây là Microsoft.SyncCenter.

Nhấn OK một lần nữa để đóng cửa sổ Group Policy Editor. Sau đó là đóng Control Panel và mở lại, bạn sẽ không thấy QuickTime và Sync Center trong danh sách nữa:

Nếu muốn hiển thị lại những ứng dụng trên, bạn chỉ cần làm ngược lại bước trên kia – xóa tên chương trình trong cột Value:

Nếu chỉ cần hiển thị 1 vài chương trình thôi thì sẽ làm thế nào? Vẫn cách làm tương tự như trên, nhưng lần này các bạn chọn mục Show only specified Control Panel items:

Chỉ những ứng dụng được khai báo trong danh sách này mới hiển thị trong Control Panel, ví dụ ở đây là Programs and Features, System và Sound:

Khi mở Control Panel ra thì sẽ như sau:

Nếu theo suy luận logic, nếu chúng ta không điền gì vào danh sách này thì Control Panel cũng sẽ không hiển thị gì cả. Và đây là kết quả nếu làm như vậy:

Windows không để trường hợp danh sách Value rỗng như vậy, thay vào đó chúng ta phải khai báo giá trị null:

Và kết quả:

Trên đây là 1 số mẹo cơ bản giúp bạn quản lý dễ hơn các chương trình của Windows và các tính năng khác bằng cách giấu các ứng dụng ngay từ trong Control Panel. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)