Hiển thị các bài đăng có nhãn Knowledge. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Knowledge. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

3 cách cơ bản để truy cập thư mục chia sẻ của Windows từ Linux

Đây là 1 trong những vẫn đề thường gặp nhất trong hệ thống sử dụng cả Windows và Linux. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những cách cơ bản và đơn giản nhất để truy cập tới thư mục chia sẻ trên Windows từ Linux.

Sử dụng phím tắt

Tại Linux, bạn có thể sử dụng phím tắt Alt+F2 để mở cửa sổ Run (như Windows + R trong Windows), tại ô địa chỉ bạn chỉ cần khai báo giao thức sử dụng và địa chỉ cụ thể. Ví dụ như smb:// để kết nối tới server chia sẻ samba, ngoài ra còn 1 số giao thức phổ biến khác như ssh, ftp, sftp, http, và https:


Ở ví dụ này là tên server – playground, thư mục chia sẻ là music

Và điền mật khẩu nếu hệ thống có yêu cầu, và khoảng thời gian lưu trữ password này:

Khi kết nối thành công, cửa sổ chia sẻ thư mục sẽ hiển thị như hình sau:

Kết nối từ menu GNOME

Nếu bạn đang sử dụng Ubuntu hoặc các distribution dựa trên GNOME khác, mở menu và chọn Connect to Server:

Tại cửa sổ tiếp theo, bạn chọn giao thức sử dụng từ danh sách Server:

Với server samba/cifs chọn Windows share và điền các thông tin yêu cầu tương ứng (không giống như trên Windows, bạn không cần thêm dấu gạch / để thực hiện lệnh kết nối tại đây):

Hoặc có thể sử dụng luôn chức năng Connect to Server tại đây:

Sử dụng shortcut

1 cách khá đơn giản khác thường được áp dụng là tạo shortcut của những thư mục chia sẻ mà bạn thường xuyên phải sử dụng. Kích chuột phải lên menu cần tạo shorcut và chọn Add to Panel:

Cửa sổ popup hiện ra, các bạn gõ từ khóa connect và chọn thành phần Connect to Server:

Và đây là kết quả:

Trên đây là 1 số cách cơ bản và dễ áp dụng trong hệ thống có sử dụng cả Windows và Linux. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Chuyển Bookmark từ Firefox/Chrome sang IE9 Beta

IE 9 Beta tuy vừa mới “ra lò” nhưng đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn về công nghệ. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách chuyển bookmark từ các trình duyệt khác về IE9.

Với Firefox

Tại đây chúng tôi đang sử dụng Firefox 3.6.10 và IE 9 Beta 64-bit. Trước tiên, mở Firefox và chọn Toolbar > Bookmarks \ Organize Bookmarks:

Tiếp tục chọn Import and Backup > Export HTML:

Và lưu file Bookmark này tại 1 thư mục nào đó.

Tiếp đó mở IE 9 Beta và bấm Alt+T (phím tắt hiển thị menu Toolbar), sau đó chọn File > Import and export:

Trong mục Import/Export Settings, các bạn chọn Import form a file. Lưu ý rằng quá trình này có thể mất hơn 1 phút với hệ điều hành Windows 64 bit (không biết tại sao):

Lựa chọn những mục cần nhập trong danh sách – tại đây chúng ta chỉ nhập Bookmark hoặc Favorite theo cách gọi của IE:

Trỏ đường dẫn tới nơi lưu file export từ Firefox trước đó và nhấn Import.

Sau khi Import xong, bạn sẽ thấy toàn bộ Bookmark từ Firefox “chuyển” thành Favorite của IE9:

Lưu ý rằng chúng tôi thực hiện bài thử nghiệm này từ các trình duyệt khác tới IE9, nhưng khi bắt đầu thực hiện với IE 9 32 hoặc 64 bit trên hệ điều hành Windows 7 x64 hoặc x86 thì sẽ gặp lỗi sau:

Đó là lý do tại sao ta cần export bookmark từ Firefox ra 1 file riêng biệt rồi mới bắt đầu import vào IE sau đó. Nhưng dù sao đây vẫn là bản Beta của IE9, chúng ta hy vọng rằng Microsoft sẽ khắc phục vấn đề này trong bản chính thức sắp tới.

Với bookmark của Google Chrome

Quá trình này với Chrome cũng khá đơn giản và tương tự như trên. Mở Chrome, bấm chuột vào biểu tượng chiếc cờ lê và chọn Bookmarks manager:

Tiếp đó, chọn Organize > Export bookmarks:

Lưu lại file sao lưu bookmark này vào 1 thư mục bất kỳ nào đó trên máy tính, và làm lại bước trên kia giống với của Firefox sang IE:

Và đây là kết quả sau khi nhập bookmark từ Chrome sang IE thành công:

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel – Phần 2

Core 2 Duo

Các bộ vi xử lý Core 2 Duo là các thành viên đầu tiên của họ Core 2 và có đến hơn hai tá model. Các bộ vi xử lý Core 2 Duo được cung cấp trong bốn series: E8000, E7000, E6000, và E4000. Các tính năng chủ yếu của chúng được miêu tả trong phần dưới đây:

>> Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel – Phần 1

Series Core 2 Duo Processor E8000

Core 2 Duo E8000 series là dòng nhanh nhất trong số Core 2 Duo series. Nó có các đặc tính sau:

  • 2 lõi xử lý
  • 6MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • 1333MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc "Wolfdale"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E8000 Series.

Series E7000

Core 2 Duo E7000 series là phiên bản có cache nhỏ hơn và tốc độ chậm hơn so với E8000 series. Nó có các tính năng dưới đây:

  • 2 lõi xử lý
  • 3MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • 1066MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc "Wolfdale”
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E7000 Series.

Series E6000

Series này sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", đặc trưng bởi hiệu suất thấp hơn so với E7000 hay E8000 series. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Front Side Bus 1066MHz
  • Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E6000 series.

Series E4000

Series này cũng sử dụng thiết kế Core 2 Duo mới nhất, "Conroe", có ít tính năng hơn E6000. Các tính năng chủ yếu của nó bao gồm:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 cache
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Front Side Bus 800MHz
  • Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Duo Processor E4000 series.

Series Core 2 Solo

Các bộ vi xử lý Core 2 Solo đặc trưng bằng một lõi đơn và chạy với tốc độ clock dưới 1.5GHz. Có hai series cho dòng này: U2000 và SU3000.

Series Core 2 Solo U2000

  • Một lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 533MHz Front Side Bus
  • Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
  • Kiến trúc "Merom"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo Processor U2000 series.

Series Core 2 Solo SU3000

  • Một lõi xử lý
  • 3MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Các yêu cầu Ultra low power (5.5 w Max TDP)
  • Kiến trúc " Penryn"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Solo Processor SU3000 series.

Lưu ý: Để tìm hiểu thêm về các họ bộ vi xử lý Core Solo và Core Duo không còn dùng nữa, bạn có thể tham khảo thêm tại website.

Họ Pentium E2000, E5000, E6000

Mặc dù bộ vi xử lý Intel đầu tiên mang tên Pentium được giới thiệu vào năm 1993, nhưng cái tên Pentium liên tục là một lựa chọn được ưa chuộng cho các bộ vi xử lý Intel. Trớ trêu thay, trong khi Pentium được sử dụng đầu tiên với danh nghĩa tên cho một bộ vi xử lý thế hệ thị trường thứ năm của Intel nhưng các sản phẩm Pentium E-series lại là các phiên bản cấp thấp hơn trong kiến trúc mới hơn và chỉ được sử dụng trong các desktop. Các bộ vi xử lý Pentium hiện có sẵn trong ba series: E2000, E5000 và E6000.

Series E6000

Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E7000 series:

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 Cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 1066MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "

Series E5000

Nhóm các bộ vi xử lý Pentium này là phiên bản cấp thấp hơn của Core 2 Duo E5000 series

  • Hai lõi xử lý
  • 2MB L2 Cache
  • Hỗ trợ model hỗ trợ ảo hóa phần cứng Intel VT
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium E5000 Series Processor.

Series E2000

Số model Pentium trong E2000 series phân biệt các bộ vi xử lý cấp thấp hơn của Core 2 Duo E2000 series:

  • Hai lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Conroe "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Pentium E2000 Series Processor.

Lưu ý: Để có thêm các thông tin về các bộ vi xử lý nhãn Pentium cũ hơn của Intel, bạn có thể tham khảo website này.

Celeron E-Series

Intel đã sử dụng tên "Celeron" cho các bộ vi xử lý máy tính cá nhân di động và desktop cấp thấp hơn một thập kỷ gần đây. Các bộ vi xử lý Celeron E-series hiện hành đặc trưng bởi tốc độ clock thấp, cache nhớ nhỏ và tốc độ front-side bus thấp hơn so với các bộ vi xử lý Pentium E-series, hầu hết trong số chúng đều dựa trên thiết kế Core 2 Duo.

Celeron E3000 Series

Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:

  • Hai lõi xử lý
  • 1MB L2 Cache
  • Công nghệ ảo hóa Intel VT
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Wolfdale "
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Celeron E3000 Series Processor.

Celeron E1000 Series

Các bộ vi xử lý này có các tính năng sau:

  • Hai lõi xử lý
  • 512KB Cache
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • 800MHz Front Side Bus
  • Kiến trúc " Conroe"
Lưu ý: Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại website của Intel.

Văn Linh (Theo Informit)

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Tìm hiểu các bộ vi xử lý desktop của Intel: Phiên bản 2010

Intel hiện cung cấp khá đa dạng các bộ vi xử lý với một phần tên "Core", tuy nhiên đó không phải là tất cả. Bạn có gặp phải trở ngại bởi sự khác nhau giữa Core i7 và i5? Vân phân tại sao "2" trong Core 2 không ám chỉ số lượng lõi bộ vi xử lý? Những gì dưới “mũ chùm đầu” của các chíp Pentium và Celeron đời mới? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với một chuyên gia về phần cứng khá lão luyện để từ đó giúp bạn có được những thông tin qua tên và số trong phần đầu tiên của loạt bài gồm ba phần về các họ bộ vi xử lý hiện hành. Trong phần một này, chúng tôi sẽ giải mã nhưng bộ vi xử lý desktop hiện hành của Intel.

Cả Intel và AMD đều có rất nhiều thay đổi đối với các bộ vi xử lý của họ từ cuộc chiến về hiệu suất giữa Pentium 4 với Athlon XP cách đây một vài năm.

Với rất nhiều model trong các bộ vi xử lý của Intel, điều đã gây ra khó khăn hơn bao giờ hết trong việc chỉ ra chính xác một máy tính cụ thể có bên dưới chiếc “mũ chùm đầu” của nó những gì mà không cần tra cứu các chi tiết kỹ thuật bộ vi xử lý.

Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá được các nét tiêu biểu trong các họ bộ vi xử lý desktop hiện hành của Intel.

Xu hướng thiết kế bộ vi xử lý desktop hiện hành

Năm 2010, những xu hướng thiết kế bộ vi xử lý desktop được chia thành các hạng mục sau:

  • Đa lõi – Hầu như tất cả các bộ vi xử lý hiện giờ đều có hai hoặc nhiều lõi vi xử lý trong cả desktop và các phiên bản di động. Các bộ vi xử lý đa lõi cho phép hoạt động đa nhiệm tốt hơn (đặc biệt khi có 3GB hoặc nhiều hơn) và thực sự cho hiệu suất cao với các ứng dụng đa luồng (multithread).
  • Hiệu suất –Với kỷ nguyên Pentium trước đây, chúng ta thấy có nhiều bộ vi xử lý hiệu suất cao chạy có tốc độ clock trên 3.5GHz, tuy nhiên các bộ vi xử lý nhanh nhất ngày nay chạy với tốc độ clock khiêm tốn hơn, nhưng lại đạt hiệu suất cao hơn trong mỗi chu kỳ clock.
  • Thiết kế 64-bit cho thị trường – Hầu như tất cả các bộ vi xử lý hiện nay đều hỗ trợ 64-bit, cho phép chúng có thể chạy các phiên bản Windows 64-bit và các hệ điều hành khác. Hỗ trợ 64-bit cho phép sử dụng dung lượng RAM lớn hơn 3GB, hoạt động đa nhiệm tốt hơn và hiệu suất cao hơn với các file lớn khi có một số lượng RAM lớn được cung cấp.
  • Hỗ trợ ảo hóa phần cứng. Ảo hóa là một cách thức thuận tiện cho việc chạy các ứng dụng hay hệ điều hành cũng như phần mềm kế thừa và đã tạo ra cuộc chạy đua trong việt phát triển các bộ vi xử lý hỗ trợ ảo hóa phần cứng. Mặc dù vậy Intel và AMD có các phương pháp khác nhau: AMD tích hợp sự hỗ trợ ảo hóa phần cứng vào hầu hết tất cả các bộ vi xử lý hiện hành và gần đây, trong khi đó sự hỗ trợ của Intel cho vấn đề ảo hóa phần cứng trong các bộ vi xử lý của nó không đồng đều và hạn chế ở một số họ có giá thành cao.

Trong phần 1 của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu các bộ vi xử lý desktop hiện hành của Intel đang có trong các hạng mục này.

Trong phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu về các bộ vi xử lý di động hiện hành của Intel và phần ba sẽ là giới thiệu về các bộ vi xử lý hiện hành của AMD.

Tổng quan về bộ vi xử lý desktop của Intel

Các họ vi xử lý của Intel hiện hành gồm có Core i7, Core i5, Core i3, Core 2, Pentium và Celeron.

Lưu ý: Không giống như kỷ nguyên Pentium trước đây, các họ bộ vi xử lý Intel hiện hành là sự trộn lẫn khó hiểu giữa các tính năng và các model có vẻ ngoài giống nhau. Chính vì vậy, để xác định chính xác sự kết hợp các tính năng gì có sẵn trong một bộ vi xử lý nào đó, bạn cần truy cập vào ARK website của Intel để tra cứu các chi tiết kỹ thuật cho model bộ vi xử lý đó. Chúng tôi sẽ cung cấp các liên kết xuyên suốt bài viết này để tạo sự theo dõi dễ dàng cho bạn.

Nếu không biết bộ vi xử lý Intel gì bên trong hệ thống của mình, bạn có thể sử dụng tiện ích nhận dạng bộ vi xử lý của Intel (bootable version; Windows version).

Nếu không chắc chắn liệu bạn có bộ vi xử lý Intel hay AMD trong hệ thống, hãy sử dụng CPU-Z.

Họ Core i7

Core i7 hiện là đỉnh cao nhất trong dòng bộ vi xử lý hiện hành của Intel, nó gồm có các cache nhớ lớn nhất, tốc độ clock nhanh nhất và cho mức hiệu suất thực cao nhất, cùng với đó là các công nghệ bộ vi xử lý tiên tiến nhất, gồm có ảo hóa phần cứng, hỗ trợ 64-bit, tự động overclock theo yêu cầu và,…

Core i7 và Series Core i7 Extreme Edition 900

Các bộ vi xử lý này nhanh nhất trong nhóm và gồm có các tính năng dưới đây:

  • 4 lõi xử lý – Cung cấp sự hỗ trợ nổi bật cho hoạt động đa nhiệm.
  • Công nghệ HT (hyperthreading) của Intel – Khi được kích hoạt, hyperthreading cho phép bộ vi xử lý có thể quản lý gấp hai lần process thread so với các lõi xử lý vật lý. Hay nói cách khác, bộ vi xử lý 4 lõi này có thể quản lý tới 8 thread, bộ vi xử lý 2 lõi có thể quản lý tới 4 thread.
  • Cache nhớ thông minh 8MB – Bất cứ vị trí nào trong bộ nhớ cache hợp nhất cũng đều được sử dụng bởi các lõi xử lý.
  • Bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp hỗ trợ ba kênh cho bộ nhớ DDR3 – Bằng cách tích hợp bộ điều khiển nhớ trong lõi vi xử lý, hiệu suất hệ thống được cải thiện rõ rệt.
  • Intel HD Boost hỗ trợ thông lượng media số nhanh hơn.
  • Intel Quick Path Interconnect giữa bộ vi xử lý và chipset - Quick Path Interconnect cho phép thông lượng qua nhanh hơn giữa bộ vi xử lý, bộ nhớ và chipset so với kiến trúc bus trước đây. QPI có thể chạy ở tốc độ 4.8 GT/s trong series Core i7 900; 6.4GT/s trong series Extreme Edition 900.
  • Intel Turbo Boost—Turbo Boost tăng tốc độ của bộ vi xử lý với các số gia 133MHz trên cơ sở đến tốc độ clock lớn nhất cần thiết, về bản chất là cung cấp khả năng tự động overclock được phê chuẩn bởi nhà sản xuất.
  • Intel VT-x (hỗ trợ ảo hóa phần cứng) – Hỗ trợ ảo hóa phần cứng được yêu cầu bởi hầu hết các chương trình ảo hóa Windows Virtual PC mới của Microsoft cho Windows 7, cho phép hiệu suất máy ảo nhanh với các chương trình ảo hóa hỗ trợ ảo hóa phần cứng.
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Dựa trên kiến trúc "Bloomfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i7 Desktop Processor Extreme Edition, Core i7 Desktop Processor.

Series Core i7 800

Các bộ vi xử lý này cung cấp mức hiệu suất thấp hơn so với dòng 900 series bởi sử dụng bộ điều khiển nhớ dual-channel và DMI kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và chipset cũ (tốc độ chậm hơn). Đây là các tính năng chính của series này:

  • 4 lõi xử lý
  • Công nghệ HT (hyperthreading)
  • Cache nhớ thông minh 8MB
  • Bộ điều khiển nhớ tích hợp, hỗ trợ hai kênh cho bộ nhớ DDR3
  • Hỗ trợ Intel HD Boost
  • Direct Media Interface (DMI) của Intel hỗ trợ kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và chipset - 2.5GT/s
  • Intel Turbo Boost hỗ trợ overclocking
  • Ảo hóa phần cứng Intel VT-x
  • Kiến trúc Intel 64
  • Kiến trúc "Lynnfield"

Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i7 Desktop Processor.

Họ Core i5

Họ bộ vi xử lý Core i5 về cơ bản là một phiên bản cấp thấp hơn của Core i7 800 series. Nó thiếu công nghệ HT, tuy nhiên lại có một số đặc tính khác:

  • 4 lõi xử lý 
  • Cache nhớ thông minh 8MB
  • Bộ điều khiển nhớ tích hợp, hỗ trợ hai kênh cho bộ nhớ DDR3
  • Hỗ trợ Intel HD Boost
  • Direct Media Interface (DMI) của Intel hỗ trợ kết nối chéo giữa bộ vi xử lý và chipset - 2.5GT/s
  • Intel Turbo Boost hỗ trợ overclocking
  • Ảo hóa phần cứng Intel VT-x
  • Kiến trúc Intel 64
  • Kiến trúc "Lynnfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core i5 Desktop Processor.

Họ Core 2

Họ Intel Core 2 là thiết kế desktop đa lõi đầu tiên của Intel khi từ bỏ kiến trúc Pentium 4. Tất cả các bộ vi xử lý Core 2 đều có cache nhớ hợp nhất và cung cấp thông lượng tốt hơn so với các bộ vi xử lý Pentium 4 và Pentium D với tốc độ clock cao hơn cũng như hoạt động “cool” hơn.

Dù có tên như vậy nhưng họ Core 2 vẫn chỉ gồm có các bộ vi xử lý single-core, dual-core và quad-core.

Core 2 Extreme

Các bộ vi xử lý Core 2 Extreme được cung cấp trong ba series: quad-core QX9000, QX6000 series, và dual-core X6000 series. Các phần dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về các tính năng chính của mỗi một series.

Series Core 2 Extreme Processor QX9000

Core 2 Extreme Processor QX9000 series là series nhanh nhất của Intel cho tới khi xuất hiện họ Core i7. Nó gồm có các tính năng chính dưới đây:

  • 4 lõi xử lý 
  • Cache 12MB L2
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • Front side bus 1333MHz
  • Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Extreme Processor QX9000 series cho desktop.

Series Core 2 Extreme Processor QX6000

Core 2 Extreme Processor QX6000 series đặc trưng với kích thước cache nhỏ hơn và dải tốc độ clock thấp hơn so với QX9000 series. Các tính năng chính của nó bao gồm:

  • 4 lõi xử lý 
  • Cache 8MB L2
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các hệ điều hành và ứng dụng 64-bit
  • Front side bus 1333MHz
  • Kiến trúc "Kentsfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Extreme Processor QX6000 series cho desktop.

Series Core 2 Extreme Processor X6000

"Series" này là loạt bộ xử lý Extreme đầu tiên trong họ Core 2, cũng có nhiều điểm chung với Core 2 Duo E6000 series như các bộ vi xử lý đã giới thiệu trên. Các tính năng chính của nó gồm có:

  • 2 lõi xử lý 
  • Cache 4MB L2
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
  • Kiến trúc "Conroe"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Extreme Processor X6000 series.

Core 2 Quad

Tất cả các bộ vi xử lý Core 2 Quad đều có 4 lõi xử lý, tuy nhiên các tính năng của chúng lại khá khác nhau. Các bộ xử lý Core 2 Quad có ba series: Q9000, Q8000, và Q6000. Các tính năng chủ yếu của chúng được miêu tả trong phần dưới đây.

Series Core 2 Quad Processor Q9000

Core 2 Quad Processor Q9000 series dựa trên Core 2 Quad Extreme Processor QX9000 series, tuy nhiên có cache nhỏ hơn (trong hầu hết các model) và tốc độ clock cũng chậm hơn. Nó có các tính năng chủ yếu sau:

  • 4 lõi xử lý
  • Cache 6MB hoặc 12MB L2 (phụ thuộc theo model)
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ các ứng dụng và hệ điều hành 64-bit
  • Front side bus 1333MHz
  • Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad Processor Q9000 series cho desktop.

Series Core 2 Quad Processor Q8000

Core 2 Quad Processor Q8000 series tỏ ra chậm hơn, có kích thước cache nhỏ hơn so với Q9000 series. Nó có các đặc tính sau:

  • 4 lõi xử lý
  • Cache 4MB L2
  • Hỗ trợ Intel VT-x trong một số model
  • Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
  • Front side bus 1333MHz
  • Kiến trúc "Yorkfield"
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad Processor Q8000 series.

Series Core 2 Quad Processor Q6000

Core 2 Quad Processor Q6000 series là phiên bản chậm hơn so với Core 2 Extreme QX6000 series. Các tính năng chính của nó bao gồm:

  • 4 lõi xử lý
  • 8MB L2 cache
  • Hỗ trợ Intel VT-x
  • Hỗ trợ hệ điều hành và các ứng dụng 64-bit
  • Front side bus 1066MHz
  • Kiến trúc "Kentsfield"

Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem thêm thông tin tại ARK website của Intel: Core 2 Quad Processor Q6000 series

Văn Linh (Theo Informit).

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Chọn mua 3G USB như thế nào?

Sắm hẳn laptop có khe cắm SIM 3G chắc chắn phải đầu tư nhiều triệu đồng, vì thế USB 3G là sự lựa chọn của nhiều người có nhu cầu truy cập Internet mọi lúc mọi nơi.

Từ khi các mạng di động tung ra dịch vụ 3G, thị trường USB 3G càng trở nên sôi động.

Mua hàng nhà mạng hay hàng ngoài? 

USB 3G là thiết bị truy cập Internet không dây tốc độ cao trên máy tính, sử dụng mạng 3G của các hãng di động như Viettel, VinaPhone, MobiFone. Thiết bị nhỏ gọn như một chiếc USB vì thế rất tiện lợi. Với sản phẩm này, sau khi đăng ký gói cước truy cập Internet di động của nhà mạng, người dùng có thể truy cập Internet từ laptop tại bất kỳ đâu có sóng điện thoại.

Theo quảng cáo, hầu hết các loại USB 3G Modem có tốc độ truy cập Internet lên tới 7.2Mbps. Ngoài tiện ích nhỏ gọn, truy cập Internet trên laptop bằng USB 3G Modem còn hơn hẳn việc truy cập Internet trên laptop bằng Wifi vì với 3G USB Modem, người dùng có thể “nối mạng” ngay cả khi đang đi trên ô tô, tàu thuyền, một điều Wifi đang “gặp khó”.

Từ khi các mạng di động Việt Nam tung ra dịch vụ 3G, thị trường USB 3G ngày càng sôi động. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ, các mạng cũng giới thiệu thiết bị này với mức giá từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu đồng, hầu hết do hai hãng ZTE và Huawei sản xuất. Cùng với dịch vụ Fast Connect, đại diện hãng MobiFone cho biết MobiFone có cung cấp thiết bị USB 3G Modem.

Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn nên mua thiết bị này của chính mạng di động (có thể bị khóa mạng) hay mua ngoài và sau đó lựa chọn dịch vụ mạng. Trên các trang mua sắm, rao vặt… xuất hiện rất nhiều gian hàng, người bán USB 3G , có mức giá từ trên 1 triệu đến 1,8 triệu đồng và cam kết bảo hành 12 tháng.

Thiết bị USB 3G bán trên thị trường chủ yếu của các nhãn hiệu ZTE, JVJ, Shenzhen hay Huawei, được quảng cáo có giao diện kết nối USB 2.0, hỗ trợ các hệ điều hành Windows XP/2000/Vista/7/MacOS, có các chức năng như chuyển vùng (Roaming) và kết nối toàn cầu, tốc độ truy cập Internet lên đến 7.2Mbps, hỗ trợ nhắn tin, nhận tin SMS qua phần mềm cài đặt trên máy tính, tự cài đặt phần mềm, không cần CD kèm theo….

Một số người cho biết đã test (kiểm tra) thử sản phẩm với 3 mạng đã tung ra dịch vụ 3G là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Những sản phẩm này được khá nhiều người chọn mua, tuy nhiên mua hàng ngoài người mua có thể phải chịu rủi ro về chế độ bảo hành hoặc chất lượng truy cập bởi hiện nay không nhiều công ty, đại lý có thương hiệu, tên tuổi bán thiết bị này.

3G USB ở “thiên đường Made in Tung Của”

Túi tiền không phù hợp để mua những loại “cấp trung” và “cấp cao” nhưng “kết” tính năng kết nối Internet tốc độ cao của mạng 3G, nhiều người đã đi săn USB 3G giá rẻ. Tại “thiên đường mua sắm hàng Made in “Tung Của” (Trung Quốc) như chợ Đông Kinh, chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn), người dùng có thể chọn được các sản phẩm cùng loại như tại Hà Nội nhưng giá thấp hơn tới vài trăm nghìn đồng. Như loại USB 3G Huawei E630 bán ở Hà Nội từ 550.000 - 600.000 đồng nhưng giá tại chợ Đông Kinh chỉ “đủng đỉnh” 300.000 đồng. Còn loại mang thương hiệu Shenzhen W065 chỉ 600.000 đồng trong khi tại Hà Nội nó bị đẩy “vọt” tới trên 1 triệu. Thậm chí, có cả loại không rõ thương hiệu, chỉ in dòng chữ “HSDPA” lên vỏ thiết bị và bán với giá 450.000 - 500.000 đồng (trong khi tại Hà Nội, giá rẻ nhất cũng là 900.000 đồng). Đa phần các loại USB 3G giá rẻ như trên đều được giới thiệu là đạt tốc độ băng thông download tối đa 7.2 Mbps, băng thông upload tối đa 384 Kbps - tức là tương tự như các dòng đời đắt tiền hơn. Tất nhiên, chất lượng thực tế có đúng như vậy hay không thì thật khó biết!

Theo một người chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử, nhiều loại USB trên thị trường dù tốc độ băng thông download tối đa chỉ đạt 3.6 Mbps nhưng nơi sản xuất vẫn in thành 7.2 Mbps và cộng với giá thành rẻ sẽ dễ dàng “câu nhử” người dùng. Đáng chú ý, so với những sản phẩm được phân phối bởi các nhà mạng trong nước thì những sản phẩm này tuy được bán với giá rẻ hơn nhưng lại không có chế độ bảo hành (hoặc chỉ bảo hành 3 - 6 tháng tại… Lạng Sơn) và cũng không được tặng kèm SIM. Bên cạnh đó, do mạng 3G mới được các nhà cung cấp dịch vụ khai trương (VinaPhone, MobiFone) hoặc đang thử nghiệm (Viettel) nên chất lượng sóng chưa ổn định. Đây là cơ hội để những thiết bị chất lượng “có vấn đề” vẫn được bán trên thị trường bởi nếu thiết bị gặp trục trặc thì người bán liền đẩy ngay lỗi cho nhà mạng!?

Theo ICTNews

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Tìm hiểu về tiến trình SearchIndexer.exe

Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tiến trình SearchIndexer.exe của Windows, mục đích chính của dịch vụ này là gì, tại sao lại “ngốn” nhiều RAM và CPU của hệ thống như vậy…

Vậy ứng dụng này thực chất là gì?

Về bản chất, SearchIndexer.exe là 1 dịch vụ của Windows có chức năng gán, chỉ định dữ liệu cho tính năng tìm kiếm - Windows Search, và với tiến trình này, Windows có thể tìm kiếm được bất cứ file hoặc tên ứng dụng nào có trong Start Menu, Windows Explorer và thậm chí cả trong Libraries. Để tìm hiểu kỹ hơn, mở Task Manager, kích chuột phải lên SearchIndexer.exe > Go to Service(s):

Tại thẻ Services, bạn có thể thấy thành phần Windows Search trong danh sách như sau:

Chọn mục Properties của ứng dụng để tìm hiểu kỹ hơn:

Làm thế nào để ngừng hoạt động của tiến trình này?

Mở cửa sổ quản lý Services từ Control Panel hoặc gõ services.msc tại cửa sổ Run, tìm tới mục Windows Search trong danh sách và chọn Stop:

Nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên Disable dịch vụ này, vì sẽ gây ra sự bất ổn và xáo trọn trong kết quả tìm kiếm của Windows.

Làm sao để gỡ bỏ hoàn toàn dịch vụ này?

Chúng tôi khuyên bạn rằng không nên gõ bỏ dịch vụ này ra khỏi hệ thống, mà đơn giản chỉ nên tắt hoạt động của ứng dụng mà thôi. Chọn mục Turn Windows features on or off của windows features trong Control Panel, bỏ dấu tại ô Windows Search và nhấn OK. Sau đó khởi động lại máy tính:

Làm thế nào để SearchIndexer sử dụng ít tài nguyên hệ thống hơn?

Trong những giải pháp có thể thực hiện, thì việc cắt giảm lượng tài nguyên cung cấp cho tiến trình này là dễ dàng và an toàn nhất. Tại Control Panel hoặc Start Menu chọn Indexing Options để thay đổi các thông số này. Trước tiên là nút Pause – có thể làm cho việc chỉ định toàn bộ dữ liệu ngừng lại trong khoảng 15 phút, rất tiện lợi trong trường hợp bạn cần tìm kiếm file trong 1 số ổ nào đó, không phải toàn bộ hệ thống:

Chỉ định rõ ràng các thư mục không cần tìm kiếm với chức năng Modify – điều này sẽ giúp người sử dụng rút ngắn thời gian tìm kiếm khá đáng kể:

Trên đây là 1 số thông tin cơ bản về tiến trình SearchIndexer.exe của Windows, và vài thông tin hữu ích để các bạn cải thiện tốc độ tìm kiếm của hệ thống. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Internet Cookies làm việc như thế nào

Cookies là một thứ cực kỳ đơn giản nhưng chúng lại rất hữu dụng cho việc điều hướng trong web. Các nhà thiết kế website đa phần đều sử dụng chúng vì chúng có thể mang lại cảm nhận người dùng tốt hơn và làm dễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin một cách chính xác về khách truy cập của site.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các kỹ thuật cơ bản về cookies cũng như một số các tính năng mà chúng cho phép.

Cơ bản về Cookie

Có một định nghĩa ở đâu đó mà tôi đã đọc có định nghĩa về Cookie như sau: Cookie là một chương trình mà các website đặt vào ổ cứng của bạn. Chúng sẽ nằm trong máy tính và thu thập các thông tin về bạn và mọi thứ bạn thực hiện trên Internet, bất cứ khi nào website muốn, nó đều có thể download tất cả các thông tin mà cookie đã thu thập được.

Định nghĩa trên là hoàn toàn sai. Vấn đề thực ở đây là, Cookie không phải một chương trình, chúng không thể chạy giống như cách các chương trình vẫn chạy. Chính vì vậy chúng không thể thu thập các thông tin về chủ sở hữu của chúng. Chúng cũng không thể thu cập bất cứ thông tin cá nhân nào về bạn từ máy tính của bạn.
Còn đây mới là một định nghĩa hợp lệ về Cookie: Cookie là một đoạn văn bản mà một Web server có thể lưu trên ổ cứng của người dùng. Cookies cho phép một website lưu các thông tin trên máy tính của người dùng và sau đó lấy lại nó. Các mẩu thông tin sẽ được lưu dưới dạng cặp tên – giá trị (name-value).

Cho ví dụ, một website có thể tạo một số ID duy nhất cho mỗi khách truy cập và lưu số ID đó trên mỗi máy tính người dùng bằng một file cookie.

Nếu sử dụng Internet Explorer của Microsoft để duyệt web, bạn có thể thấy tất cả các cookies được lưu trên máy tính của mình. Địa điểm mà chúng thường cư trú là trong thư mục có tên c:\windows\cookies. Khi quan sát thư mục đó trên máy tính cua mình, bạn sẽ thấy rất nhiều file. Mỗi file là một file văn bản có chứa các cặp tên – giá trị và có một file cho mỗi một website đã đặt cookies trên máy tính của bạn.

Bạn có thể thấy trong thư mục, các file này đều rất đơn giản, chúng là các file văn bản thông thường. Bạn có thể thấy website nào đã đặt file lên máy tính của mình bằng cách quan sát tên file (thông tin cũng được lưu bên trong file). Bạn có thể mở mỗi file bằng cách kích vào nó.

Cho ví dụ, chúng tôi đã truy cập vào goto.com, và site này đã đặt một cookie vào máy tính của tôi. File cookie cho goto.com gồm có các thông tin dưới đây:

    UserID    A9A3BECE0563982D    www.goto.com/

Goto.com đã lưu trên máy tính của tôi một cặp tên – giá trị. Tên của giá trị là UserID, và giá trị là A9A3BECE0563982D. Lần đầu khi truy cập goto.com, site đã gán cho tôi một giá trị ID duy nhất và lưu nó trên máy tính của tôi.

(Lưu ý rằng có thể có vài giá trị khác được lưu trong file. Đó là các thông tin quản gia cho trình duyệt).

Amazon.com lưu nhiều thông tin hơn, khi quan sát file cookie mà Amazon đã tạo trên máy tính của tôi, nó gồm có các nội dung sau:

   session-id-time  954242000  amazon.com/
  session-id  002-4135256-7625846  amazon.com/
  x-main  eKQIfwnxuF7qtmX52x6VWAXh@Ih6Uo5H  amazon.com/
  ubid-main  077-9263437-9645324  amazon.com/

Nó thể hiện rằng Amazon lưu một user ID chính và một ID cho mỗi session, và thời gian session được bắt đầu trên máy tính của tôi.

Đa số các site chỉ lưu một mẩu thông tin - user ID – trên máy tính của bạn. Tuy nhiên một site có thể lưu nhiều cặp tên-giá trị nếu nó muốn.

Một cặp tên-giá trị đơn giản là một mẩu dữ liệu được đặt tên. Nó không phải một chương trình, không thể thực hiện một việc gì. Một website chỉ có thể lấy về các thông tin mà nó đã đặt trên máy tính của bạn. Nó không thể lấy các thông tin từ các file cookie khác, cũng không thể lấy các thông tin khác từ máy tính của bạn.

Dữ liệu cookie được truyền tải như thế nào

Khi bạn đánh một Url vào trình duyệt, máy chủ web 
có thể tìm trong file cookie của bạn

Như những gì các bạn thấy trong phần trước, dữ liệu cookie đơn giản là các cặp name-value được website lưu trên ổ cứng của bạn. Đó là tất cả dữ liệu về cookie. Các website lưu dữ liệu và sau đó nó lấy lại dữ liệu này. Một website chỉ có thể nhận dữ liệu mà nó đã lưu trên máy tính của bạn. Nó không thể nhòm ngó cookie khác hoặc bất cứ thứ gì trong máy tính của bạn.

Dữ liệu được truyền tải như sau:

- Nếu bạn đánh  một URL của một website nào đó vào trình duyệt của mình, trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu đến website. Cho ví dụ, nếu bạn đánh URL http://www.amazon.com vào trình duyệt, trình duyệt sẽ liên hệ với máy chủ của Amazon và yêu cầu trang chủ của nó.

- Khi trình duyệt thực hiện công việc này, nó sẽ tìm kiếm trong máy tính của bạn file cookie mà Amazon đã thiết lập. Nếu nó tìm thấy file cookie của Amazon thì trình duyệt sẽ gửi đi tất cả các cặp name-value trong file tới máy chủ của Amazon với URL. Nếu nó không tìm thấy, nó sẽ không gửi dữ liệu cookie.

- Web server của Amazon sẽ nhận dữ liệu cookie và yêu cầu cho trang chủ. Nếu cặp nó nhận được các cặp name-value thì Amazon có thể sử dụng chúng.

- Nếu không có cặp name-value nào được nhận, Amazon biết rằng đây là lần đầu tiên bạn truy cập vào website này. Máy chủ của nó sẽ tạo một ID mới cho bạn trong cơ sở dữ liệu của Amazon và sau đó gửi các cặp name-value đến máy tính của bạn trong header cho trang web mà nó sẽ gửi đi. Máy tính của bạn sẽ lưu lại các cặp name-value này trên ổ cứng của mình.

- Web server có thể thay đổi cặp name-value hoặc bổ sung các cặp mới bất cứ khi nào bạn truy cập vào site và yêu cầu trang.

Có nhiều mẩu thông tin khác mà máy chủ có thể gửi với cặp name-value. Một trong số đó là ngày hết hạn expiration date. Khác nữa là đường dẫn path (để site có thể liên kết với các giá trị cookie với các phần khác của nó).

Bạn có thể điều khiển quá trình này. Có thể thiết lập tùy chọn trong trình duyệt của mình để trình duyệt báo tin cho bạn mỗi khi site gửi các cặp name-value đến. Sau đó bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối các giá trị này.

Các website sử dụng cookie như thế nào?

Cookies được mở ra vì chúng giải quyết một vấn đề lớn cho người thực thi website. Trong cảm nhận rộng nhất, một cookie cho phép một site có thể lưu các thông tin về trạng thái trên máy tính của bạn. Thông tin này cho phép một website có thể nhớ trạng thái của trình duyệt của bạn là gì. ID là một mẩu thông tin trạng thái – nếu một ID tồn tại trên máy tính của bạn, site biết rằng bạn đã truy cập vào nó trước đó. Trạng thái là, “Trình duyệt của bạn đã truy cập vào site ít nhất một lần” và site biết ID từ lần truy cập đó.

Các website sử dụng cookies theo nhiều cách khác nhau. Đây là một số trường hợp được sử dụng nhiều:

- Site có thể xác định một cách chính xác số lượng người truy cập site. Chỉ có một cách để site có thể đếm chính xác số lượng khách truy cập là thiết lập một cookie với một ID duy nhất cho mỗi khách. Sử dụng cookie, các site có thể xác định:
    • Có bao nhiêu khách truy cập đến
    • Có bao nhiêu khách truy cập mới và khách truy cập lặp lại.
    • Tần suất một khách truy cập vào trang.
Cách một website có thể thực hiện điều này là bằng sử dụng cơ sở dữ liệu. Lần đầu khi một khách truy cập đến, site sẽ tạo một ID mới trong cơ sở dữ liệu và gửi ID dưới dạng một cookie. Lần sau khi người dùng này truy cập trở lại, site có thể tăng số đếm có liên quan với ID trong cơ sở dữ liệu và biết số lần khách truy cập vào trang.

- Site có thể lưu các sở thích người dùng để thể tạo sự khác biệt giữa các khách truy cập (có thể nói website cho phép bạn có khả năng tùy chỉnh). Cho ví dụ, nếu bạn truy cập msn.com, nó sẽ cung cấp cho bạn khả năng thay đổi nội dung, giao diện và màu sắc. Nó cũng cho phép bạn nhập vào zip code và có thể  nhận được các thông tin về dự báo thời tiết theo khu vực. Khi bạn nhập vào zip code, gặp giá trị name-value sau sẽ được thêm vào file cookie của MSN.

WEAT  CC=NC%5FRaleigh%2DDurham&REGION=  www.msn.com/

- Các site thương mại điện tử có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như các tùy chọn giỏ hàng và thanh toán. Cookie sẽ gồm một ID và cho phép site giữ liên hệ với bạn khi bạn cần thêm những thứ khác vào giỏ hàng của mình. Mỗi một thứ mà bạn thêm vào giỏ hàng được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của site cùng với giá trị ID của bạn. Khi bạn thanh toán, site biết những gì có trong giỏ hàng của bạn bằng cách lấy về tất cả các thông tin cần thiết từ cơ sở dữ liệu. Quả thực sẽ không thể thực hiện một cơ chế mua sắm thuận tiện nếu không có cookie hay một thứ gì đó giống như chúng.

Trong tất cả các ví dụ này, lưu ý rằng những gì cơ sở dữ liệu có thể lưu là những gì bạn đã chọn từ site, trang mà bạn đã xem, những thông tin mà bạn cung cấp cho site trên các biểu mẫu trực tuyến,… Tất cả các thông tin này đều được lưu trong cơ sở dữ liệu của site và trong hầu hết các trường hợp, cookie gồm một ID duy nhất là tất cả những gì được lưu trên máy tính của bạn.

Các vấn đề với cookies

Cookies không phải  một cơ chế hoàn hảo, tuy nhiên chúng cho phép thực hiện một số thứ mà không có chúng sẽ không thể thực hiện. Đây là một vài thứ làm cho cookie không hoàn hảo.

- Người dùng thường xuyên chia sẻ máy tính – Bất cứ máy tính nào được sử dụng ở nơi công cộng và các máy tính được sử dụng trong môi trường văn phòng hoặc ở nhà, được chia sẻ bởi nhiều người dùng. Hãy giả sử rằng bạn sử dụng một máy tính chung (ví dụ trong thư viện) để mua một thứ gì đó trên mạng. Trang web mà bạn mua sẽ để lại một cookie trên máy tính đó và người dùng máy tính sau bạn sẽ có thể mua thứ gì đó từ trang mà bạn sử dụng tài khoản của mình để mua sắm. Các trang mua sắm thường cảnh báo về vấn đề này và đó là lý do tại sao. Thậm chí lỗi cũng có thể xảy ra. Cho ví dụ, tôi có một anh bạn đã có một lần sử dụng máy tính của vợ để mua một món hàng trên Amazon. Sau đó khi vợ anh ta truy cập vào Amazon và vô tình kích nút "one-click" mà không nhận ra rằng nó đã thực hiện hành động mua một cuốn sách bằng kích chuột đó.

Một thứ giống như máy tính Windows NT hoặc máy tính UNIX sử dụng các tài khoản đúng cách, thì điều này không thành vấn đề. Các tài khoản sẽ tách biệt được các cookies của người dùng. Tuy nhiên trong các hệ điều hành khác chúng không cho phép như vậy thì đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng.

- Cookies bị xóa – Nếu bạn gặp vấn đề với trình duyệt của mình và gọi hỗ trợ kỹ thuật, chắc chắn thứ đầu tiên mà hỗ trợ kỹ thuật sẽ yêu cầu bạn cần thực hiện là xóa tất cả các file Internet tạm thời trên máy tính của mình. Khi thực hiện điều này, bạn sẽ mất tất cả các file cookie. Lúc này, khi bạn truy cập lại site, site đó sẽ nghĩ bạn là một người dùng mới và sẽ gán cho bạn một cookie mới. Điều này làm sai bản ghi của site về số lượng khách truy cập mới và khách truy cập quay trở lại, và nó cũng làm khó cho bạn trong việc khôi phục các sở thích đã được lưu trước đó. Đây là lý do tại sao site yêu cầu bạn đăng ký trong một số trường hợp – nếu bạn đăng ký với một user name và password, bạn có thể đăng nhập, thậm chí nếu mất file cookie của mình bạn vẫn có thể khôi phục lại được các sở thích. Nếu các giá trị của sở thích được lưu trực tiếp trên máy tính (như ví dụ xem dự báo thời tiết trên MSN ở trên), thì việc khôi phục là không thể. Điều này lý giải tại sao nhiều site lưu tất cả thông tin người dùng trong một cơ sở dữ liệu và chỉ lưu giá trị ID trên máy tính của người dùng.

- Đa máy tính – Nhiều người dùng thường sử dụng nhiều máy tính trong một ngày. Cho ví dụ, tôi có một máy ở văn phòng, một máy ở nhà và một laptop để thỉnh thoảng đi công tác. Trừ  khi site được thiết kế để khắc phục vấn đề này, bằng không tôi sẽ có ba file cookie trên ba máy tính này. Bất kỳ site nào mà tôi truy cập từ cả ba máy tính này sẽ nhận diện tôi là ba người dùng hoàn toàn khác biệt. Đây có thể là một vấn đề trong việc thiết lập các sở thích. Lúc này một site nào cho phép đăng ký và lưu các sở thích sẽ cho phép sử dụng cùng một tài khoản trên cả ba máy, tuy nhiên các chuyên gia phát triển site phải lập kế hoạch cho vấn đề này từ khi thiết kế.

Nếu bạn truy cập các URL như minh chứng trong phần trước từ một máy tính và sau đó thử truy cập lại từ một máy tính khác, bạn sẽ thấy danh sách history hoàn toàn khác nhau. Điều này là vì máy chủ đã tạo hai ID cho bạn, mỗi một ID cho một máy.

Chắc chắn sẽ không dễ dàng để giải quyết được các vấn đề trên, ngoại trừ việc yêu cầu người dùng đăng ký và lưu mọi thứ trong cơ sở dữ liệu tập trung.

Khi bạn đăng ký với một hệ thống đăng ký của website, vấn đề sẽ được giải quyết theo cách dưới đây:

Site sẽ nhớ giá trị cookie của bạn và lưu nó với các thông tin đăng ký của bạn. Nếu bạn bỏ chút thời gian để đăng nhập từ bất kỳ máy tính nào (hoặc một máy tính có bị mất file cookie), thì máy chủ sẽ thay đổi file cookie trên máy tính đó để có chứa ID có liên quan với các thông tin đăng ký của bạn. Chính vì vậy bạn có thể có nhiều máy tính cùng với một giá trị ID.

Các cookies trên Internet: Các vấn đề riêng tư

Nếu bạn đã đọc đến đây, chắc chắn bạn sẽ phân vân tại sao có một sự phản ứng như vậy trong dư luận về các cookies và sự riêng tư Internet. Bạn đã thấy trong bài này rằng cookies chỉ là các file văn bản và cũng thấy rằng chúng cung cấp rất nhiều sự hữu dụng trên web.

Tuy nhiên có hai thứ đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ trong dư luận về cookies:

- Đầu tiên là thứ đã quấy rầy khách hàng nhiều năm qua. Hãy giả sử rằng bạn mua một thứ nào đó theo phương pháp đặt hàng qua mail. Công ty cung cấp sẽ có tên, địa chỉ và số điện thoại qua đơn đặt hàng của bạn, họ cũng biết các mục gì bạn đã mua. Sau đó công ty này có thể bán các thông tin của bạn cho một công ty khác, những công ty cũng muốn bán các sản phẩm tương tự tới bạn. Đó là nguồn gốc tạo nên việc tiếp thị từ xa và thứ rác.

Trên một website, một site không chỉ lần theo các hành động mua bán của bạn mà nó còn biết các trang bạn đã đọc, các quảng cáo bạn đã kích,… Nếu sau đó bạn mua một thứ gì và nhập vào địa chỉ và tên của mình, site sẽ biết thêm nhiều hơn về bạn. Điều này làm cho mục tiêu chính xác hơn và cũng làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu.

- Vấn đề thứ hai là sự duy nhất đối với Internet. Có một số nhà cung cấp cơ sở hạ tầng có thể tạo các cookies trực quan trên nhiều site. DoubleClick là một ví dụ nổi tiếng nhất về vấn đề này. Nhiều công ty sử dụng DoubleClick để phục vụ cho việc quảng cáo bằng banner trên các site của họ. DoubleClick có thể đặt các file ảnh nhỏ (1x1pixel) trên site để cho phép nó load các cookies trên máy tính của bạn. Sau đó DoubleClick có thể lần theo hành động của bạn qua nhiều site. Nó có thể thấy chuỗi tìm kiếm mà bạn đã đánh vào cỗ máy tìm kiếm. Vì nó có thể thu cập quá nhiều thông tin như vậy về bạn từ nhiều site nên DoubleClick có thể tạo ra các profile rất phong phú. Điều này rất giống với việc gián điệp và đó cũng là những gì gây ra sự phản ứng.
Văn Linh (Theo Howstuffworks)

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

4 Extension giúp cải thiện hiệu suất nhớ của Firefox

Có thể nói rằng Firefox là một con quái vật trong việc ngốn bộ nhớ. Nó tiêu tốn bộ nhớ của bạn giống như kiểu sẽ không có ngày mai. Load thêm một vài tab của Firefox và trình duyệt bắt đầu chậm dần (hoặc thậm chí có thể đổ vỡ trên một số máy tính ít bộ nhớ). Đây cũng là lý do chính mà nhiều người dùng bỏ rơi trình duyệt này và chuyển sang Google Chrome. Nếu bạn cảm thấy phiền muộn về vấn đề bộ nhớ nhưng không thể chuyển sang dùng trình duyệt khác vì một số lý do nào đó thì đây là 4 extension có thể khắc phục và làm giảm được vấn đề bộ nhớ, làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng Firefox cho các công việc của mình.

1. BarTab

Các tab là các tính năng có giá trị nhất trong tất cả các trình duyệt, tuy nhiên nó cũng là một thứ tiêu tốn nhiều bộ nhớ nhất trong Firefox. Hãy thử load từ 10 đến 20 tab và bạn sẽ thấy hệ thống của bạn gần như đứng im. BarTab làm việc bằng cách chỉ load các tab mà bạn đang sử dụng tích cực. Khi một tab ở chế độ nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nào đó, nó sẽ được tự động upload để giải phóng không gian nhớ. Đây là khái niệm bạn chỉ phải trả những gì mình đang sử dụng.

Khi khôi phục một session với nhiều tab, bạn có thể cấu hình BarTab để chương trình không load tất cả các tab. Tab chỉ được load khi nó ở trạng thái tích cực.

2. Memory Fox (chỉ cho Windows)

Memory Fox là một extension cho phép khôi phục bộ nhớ RAM động, chương trình sẽ cố gắng giảm và cung cấp sự duy trì khi có sự đòi hỏi tài về nguyên của ứng dụng. Nó là một extension chỉ hoạt động trong Windows, thứ tốt nhất của extension là rằng bạn có thể thấy được sự khác biệt ngay lập tức. Hình bên dưới thể hiện hiện việc sử dụng bộ nhớ trước và sau khi cài đặt Memory Fox. Giảm khoảng 50% hiệu suất sử dụng tài nguyên bộ nhớ của Firefox.

Sau khi cài đặt, bạn cần kích hoạt nó thông qua menu Tools -> Memory Fox -> Activate Memory Fox. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ thấy một biểu tượng ở thanh bar trạng thái.

3. Load Tabs Progressively

Với quan điểm cũng giống như BarTab nhưng có khác đôi chút về chức năng, Load Tabs Progressively hạn chế số lượng tab được load đồng thời. Điều đó có nghĩa rằng, khi bạn khôi phục một session có 20 tab, chỉ có 3 tab (hoặc một số lượng nào đó bạn có thể cấu hình trong thiết lập) sẽ được load đồng thời. Khi 3 tab này kết thúc việc load, tab bên cạnh tab thứ ba sẽ được load.

Tuy nhiên không giống như BarTab, LTP sẽ load tất cả các tab, vì vậy đây là một extension hữu dụng cho những ai cần load tất cả các tab khi mở Firefox mà không muốn nó làm chậm hệ thống của mình.

Lưu ý: Dường như Load Tabs Progressively không làm việc tốt với NoScript extension.

4. Reload Tabs Progressively

Không nhầm lẫn với Load Tabs Progressively, extension chỉ làm việc khi bạn sử dụng chức năng “Reload all Tabs”. Khi bạn load lại tất cả các tab, extension này sẽ hạn chế số lượng các tab được load đồng thời.

Nói theo cách khác, nếu bạn thiết lập “3” là số lớn nhất cho việc load lại các tab và hiện có 4 tab đang được mở, lệnh “reload all tabs” sẽ không load lại tab thứ tư và load lại nó sau khi tab đầu tiên được load xong.

Văn Linh (Theo Maketecheasier)

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Sao lưu và phục hồi registry trong Windows 7 và Vista

Registry là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin về những sự thay đổi, những lựa chọn, những cấu hình từ người sử dụng Windows. Registry bao gồm tất cả các thông tin về phần cứng, phần mềm, người sử dụng. Registry luôn được cập nhật khi người sử dụng tiến hành sự thay đổi trong các thành phần của Control Panel, File Associations, và một số thay đổi trong menu Options của một số ứng dụng. Vì vậy, bạn nên luôn giữ cho registry luôn được sạch sẽ và an toàn.

Tuy nhiên, đôi khi cơ sở này thường bị rối lên và có một số thay đổi không được thực hiện như chúng ta mong muốn. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta nên tạo một bản sao lưu cho cơ sở dữ liệu này trước khi tạo bất kì một thay đổi nào hoặc cài đặt một ứng dụng phức tạp. Sau đây là hướng dẫn cách sao lưu và khôi phục registry trong Windows 7 và Vista.

Sao lưu Registry trong Windows 7 và Vista như thế nào?

1. Kích vào Windows Start Menu Orb rồi gõ regedit trong mục tìm kiếm. Khi đường dẫn chương trình hiển thị, nhấn Enter.

Chú ý: những hình ảnh ví dụ được chụp từ Windows 7. Tuy nhiên, nó cũng tương tự với Vista.

2. Trong Registry Editor kích File > Export

3. Trong cửa sổ export, gõ tên file mà bạn muốn sao lưu. Cuối cửa sổ export, bạn sẽ có 2 lựa chọn dưới mục Export Range.

All: sao lưu toàn bộ registry

Selected Branch: chương trình chỉ sao lưu registry quan trọng mà bạn chọn.

Lựa chọn xong, kích Save

4. Sau khi kích Save, chương trình sẽ mất một vài phút để sao lưu registry. Có thể bạn sẽ gặp lỗi Not Responding trong sửa sổ sao lưu. Tuy nhiên, điều này là không đáng ngại và chỉ cần chờ một lúc là chương trình lại có thể sao lưu như bình thường.

Cách khôi phục một sao lưu Registry

Cách 1: cách nhanh nhất và đơn giản nhất để khôi phục một sao lưu Registry là hợp nhất file. Chỉ cần phải chuột vào file registry rồi chọn Merge là được. Bạn cũng có thể kích đúp vào file registry để hợp nhất file.

Sẽ có một cửa sổ yêu cầu xác nhận, kích Yes.

Xong! Chỉ mất vài phút là bạn đã có thể sát nhập file registry sao lưu vào file registry cũ.

Cách 2: Cách thứ 2 để khôi phục thông tin file registry sao lưu là sử dụng công cụ Import. Chỉ cần mở regedit từ menu Start rồi kích File > Import.

Hộp thoại import sẽ được hiển thị. Tại đây bạn có thể chọn file registry mà bạn muốn khôi phục lại rồi kích Open.

Thành công! Giờ đây bạn đã biết được cách sao lưu và phục hồi registry trên hệ điều hành Windows 7 và Vista. Hy vọng rằng bài báo này sẽ có ích cho bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Lamle (Theo Groovypost.com)

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Giới thiệu Windows 7 Policy - Local User Security Policy

Sử dụng các công cụ như gpedit.msc và secpol.msc trong Windows 7 để có thể cài đặt tất cả cài đặt cấu hình và cài đặt bảo mật, bao gồm cả local Password policy, Screensaver. Công cụ policy rất hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước để cài đặt mật khẩu cho tài khoản trong Windows 7.

Bước 1 – Quản lý mật khẩu trên Local Account.

Mặc dù bạn có thể đặt mật khẩu trên tài khoản của mình, bạn có biết cách quản lý mật khẩu của mình trên local account sử dụng công cụ Local Users and Groups admin? Hãy theo dõi các bước sau:

Đầu tiên, mở Local Users and Group Admin Tool bằng cách mở menu Start rồi gõ lusrmgr.msc.

Bước 2 – Chọn tài khoản nào sẽ phải thay đổi mật khẩu cho lần đăng nhập kế tiếp

Chọn folder User để thấy danh sách các tài khoản trên local account trong Windows 7. Kích vào tài khoản User và phải chuột vào đó để mở menu context. Chọn Properties.

Một cửa sổ mới sẽ mở ra, hiển thị những cài đặt có sẵn cho người dùng. Đầu tiên, bỏ dấu tích vào Password never expires rồi chọn User must change password at next logon. Tiếp đến, kích OK.

Giờ đây, mật khẩu đã hết hạn và người dùng sẽ phải thay đổi mật khẩu ở lần đăng nhập kế tiếp. Chúng ta sẽ phải cấu hình thêm một số chi tiết về mật khẩu như độ dài của mật khẩu. Để làm được điều này, hãy mở Security Policy editor for Windows 7

Bước 3 – Mở Security Policies Manager

Kích vào menu Start và gõ secpol.msc.

Bước 4 – Quản lý Security Policies – độ dài tối thiểu của mật khẩu

Hãy cài đặt security policy để kích hoạt độ dài tối thiểu của mật khẩu lên tới 10 kí tự. Để thực hiện, mở rộng cửa sổ Account Policies rồi kích vào Password Policy. Tiếp đến, chọn một policy mà bạn muốn chỉnh sửa bằng cách phải chuột vào nó và chọn Properties. ở trong ví dụ, chúng ta có thể thấy độ dài của mật khẩu đã được tăng lên thành 10 kí tự. Bạn có thể cấu hình những thứ khác như password age (tuổi thọ của mật khẩu).

Bước 5 – Áp dụng Policy

Những thay đổi mà bạn vừa thực hiện trong password policy chỉ áp dụng được đối với những mật khẩu đã hết hạn. Nếu bạn muốn kiểm tra người sử dụng nào có mật khẩu chưa hết hạn, quay trở lại lusrmgr.msc để xem các tài khoản.

Bước 6 – Người dùng phải thay đổi mật khẩu khi đăng nhập

Như bạn có thể thấy, khi người dùng cố gắng đăng nhập, họ sẽ thấy một màn hình yêu cầu thay đổi mật khẩu (cấu hình như ở bước 2)

Như vậy, người dùng phải điền một mật khẩu nào đó theo đúng Minimum Password Length Policy ở bước 4

Đúng như những gì chúng ta đã cài đặt, người dùng sẽ gặp lỗi khi không nhập mật khẩu đủ dài theo yêu cầu. Vì vậy, người dùng sẽ phải nhập một mật khẩu đủ dài và thay đổi mật khẩu cũ.

Lần này, khi mật khẩu đã đáp ứng đủ độ dài mật khẩu, chúng ta có thể thay đổi nó và sẽ nhận một thông báo rằng mật khẩu đã được thay đổi thành công. Sau khi nhấn OK, người dùng sẽ đăng nhập mà không gặp phải bất kì vấn đề nào liên quan tới mật khẩu .

Kết luận

Những hướng dẫn trên đây chỉ là sơ qua đối với những việc mà bạn có thể thực hiện để kiểm soát máy tính của mình với Local and Group and Security Policies. Vẫn còn rất nhiều thứ khác mà bạn có thể khám phá với những cài đặt khác nhau. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những thay đổi của mình. Nhớ đọc kĩ trước khi thực hiện những thay đổi trên policy bởi nó có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Lamle (Theo Groovypost.com)