Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Bảo mật các dịch vụ mạng Mac

Mac, với những ưu thế vượt trội nhờ xây dựng trên nền tảng UNIX, là một hệ thống an toàn hơn Windows. Rất nhiều virus, spyware, malware và các lỗ hổng mạng gây ra "bệnh dịch" cho các máy tính Windows đều tỏ ra bất lực trước Mac, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Mac không can dự vì đến các mối de dọa này. Đây là một số cách thực hiện để bảo vệ cho Mac được an toàn bên trong các môi trường doanh nghiệp.

Chia sẻ file an toàn

Rất ít dịch vụ mạng được kích hoạt mặc định trên các máy Mac. Những dịch vụ được kích hoạt tự động thường được yêu cầu cho việc kết nối mạng. Điều đó có nghĩa rằng các hệ thống Mac đáp trả một số ít các yêu cầu đến từ các máy tính bên ngoài, điều này giúp nó tăng được sự bảo mật.

Khi các quản trị viên doanh nghiệp triển khai các máy Mac, các file cần được chia sẻ từ một số máy chủ tập trung nào đó. Việc thiết lập ra các máy chủ tập trung cho phép tận dụng được ưu thế của các nhóm, các chính sách và các phương pháp truyền thống khác để bảo vệ sự truy cập file trong mạng được an toàn.

Trong các trường hợp mà ở đó các file cần được chia sẻ từ các máy Mac riêng lẻ, dù sử dụng AFP, FTP hay SMB, bạn cần phải cấu hình các hệ thống để yêu cầu thẩm định người dùng. Anonymous FTP mặc định bị vô hiệu hóa trên các máy Mac; bạn không nên đảo ngược thiết lập này. Thêm vào đó sự truy cập khách cũng nên được vô hiệu hóa từ bên trong các Account preference.

Cần nhớ rằng, khi tính năng chia sẻ file được kích hoạt, người dùng quản trị có thể mount (gắn) từ xa bất cứ phân vùng hoặc ổ đĩa nào và cả người dùng quản trị và người dùng chuẩn đều có thể truy cập các thư mục ở nhà của họ từ xa. Các thư mục công sẽ tự động được chia sẻ khi có người dùng quản trị hoặc chuẩn mới được thêm vào.

Trừ khi có một lý do thuyết phụ nào đó, bằng không các quản trị viên doanh nghiệp nên vô hiệu hóa các thiết lập mặc định này bên trong Sharing preferences hoặc cửa sổ Get Info của Finder để tăng độ bảo mật. Tùy chỉnh việc chia sẻ file thông qua cửa sổ Finder bên trong vùng Sharing & Permissions của nó, cho phép tinh chỉnh bổ sung bất cứ chia sẻ file nào được kích hoạt trên Mac.

Chia sẻ màn hình an toàn

Các máy Mac gồm có các tính năng chia sẻ màn hình được thiết kế để hỗ trợ cho việc khắc phục sự cố các máy khách từ xa. Tính năng này sử dụng một hình thức mã hóa của giao thức Virtual Network Computing (VNC). Vì tính năng sẽ kích hoạt việc xem và điều khiển từ xa máy Mac, do đó bạn cần quan tâm để bảo đảm vấn đề bảo mật mạng. Dịch vụ, khi được kích hoạt bên trong giao diện System Preferences Sharing, sẽ lắng nghe lưu lượng UDP và TCP trên cổng 5900.

Khi kích hoạt tính năng chia sẻ màn hình, hoặc khi các quản trị viên doanh nghiệp mua các đăng ký quản lý từ xa Apple Remote Desktop (ARD), dịch vụ sẽ được kích hoạt. Mặc định, tất cả người dùng không phải là khách đều được phép truy cập vào dịch vụ. Do đó tốt nhất là các bạn nên hạn chế các điều khoản chia sẻ, sau đó chỉ cho phép trên các hệ thống mà ở đó bắt buộc tính năng này (nên vô hiệu hóa nó trên các hệ thống khi có thể để thắt chặt hơn vấn đề bảo mật). Khi dịch vụ cần phải được kích hoạt, quản trị viên cần chỉ rõ người dùng nào sẽ được phép truy cập tính năng chia sẻ màn hình.

Bên trong giao diện Screen Sharing, chọn nút Allow Access For để hạn chế sự truy cập chia sẻ màn hình với một số người dùng có trong danh sách của bạn. Liệt ra những tài khoản người dùng nào xác thực có thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ và quản lý từ xa.

Mac firewall

Nhiều quản trị viên doanh nghiệp triển khai các tường lửa vững chắc ở vành đai mạng. Mặc dù vậy các router phần cứng bảo vệ các mạng bên trong không hết sức dễ dùng tí nào. Khi bước đầu tiên được yêu cầu, chúng chỉ bảo vệ các hệ thống phía bên kia sau tường ở mức độ vừa phải, cũng không có tường lửa gateway bảo vệ hệ thống máy khách khi hệ thống đó hoạt động bên ngoài bởi các nhân viên lưu động. Đó là lý do tại sao các quản trị viên doanh nghiệp nên xem xét việc phát huy ưu thế của tường lửa ứng dụng của Mac.

Tường lửa ứng dụng cá nhân của Mac OS X Snow Leopard có thể phát huy ưu thế các rule và cho phép/vô hiệu hóa “động” lưu lượng để bảo vệ các dịch vụ mạng tốt hơn. Nó cho phép các kết nối mạng dựa trên các yêu cầu dịch vụ và ứng dụng, không cứ các cổng tĩnh chuẩn, vì vậy bảo vệ tốt hơn các hệ thống di động so với các thiết bị phần cứng không phải lúc nào cũng có mặt. Vì tường lửa hoạt động “động”, do đó nó sẽ cải thiện được vấn đề bảo mật.

Xem xét thêm chương trình IM. Khi người dùng đăng nhập và iChat được mở, tường lửa ứng dụng cá nhân sẽ cho phép các cổng cần thiết cho hoạt động của ứng dụng. Tuy nhiên khi họ đóng ứng dụng (hoặc các dịch vụ khác, khi đăng xuất), tường lửa Mac sẽ đóng các cổng đó, vì vậy sẽ thắt chặt vấn đề bảo mật.

Tường lửa của Mac được kích hoạt từ bên trong giao diện System Preferences Security. Kích tab Firewall sẽ mở giao diện tường lửa. Việc ghi chép luôn được kích hoạt. Các thông tin ghi lại sẽ được lưu bên trong file /private/var/log/appfirewall.log. Ngoài ra, tường lửa có thể được tùy chỉnh. Sử dụng nút Advanced, bạn có thể kiểm tra các dịch vụ tích cực và điều chỉnh các dịch vụ nào đó.

Văn Linh (Theo Techrepublic)

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Portable Total Video Converter 3.71.100812 - Chuyển đổi Media toàn diện

E.M. Total Video Converter là giải pháp toàn diện cho việc chuyển đổi phim, hỗ trợ đọc/chơi/chuyển đổi nhiều định dạng phim và nhạc. E.M. Total Video Converter sử dụng cơ chế chuyển đổi đa phương tiện mạnh mẽ tích hợp nhờ đó bạn có thể chuyển đổi các tập tin đa phương tiện với tốc độ cực nhanh.

Với phiên bản 3.61 nhiều cải tiến vượt trội, hỗ trợ bạn chuyển đổi và ghi các định dạng phim chất lượng cao AVCHD (*.mts, *.m2ts, *.ts), chơi trên PS3 và Blu-ray.

Hỗ trợ đặt biệt cho các định dạng HD bao gồm: H.264 TS, Mpeg-2 TS, WMV-HD, MKV-HD, DivX-HD, Divx-HD, MOV-HD, FLV-HD and MP4-HD.

Các tính năng chính của Total Video Converter :

* Chuyển đổi mọi định dạng phim sang định dạng phim/nhạc cho di động, PDA, PSP, iPod (mp4, 3gp, xvid, divx mpeg4 avi, amr audio
* Tạo trình diễn ảnh từ các bức ảnh và nhạc với hơn 300 hiệu ứng chuyển tuyệt đẹp
* Tính tương thích và hiệu quả cao khi nhập các phim/nhạc RMVB/RM
* Chuyển đổi nhiều định dạng phim sang MPEG, tương thích với các đầu DVD/SVCD/VCD chuẩn
* Ghi phim chuyển đổi ra DVD/SVCD/VCD;
* Trích xuất DVD sang các định dạng phim thông dụng
* Trích xuất âm thanh từ nhiều định dạng phim và chuyển đổi mọi định dạng âm thanh (mp3, ac3, ogg, wav, aac);
* Trích xuất CD sang mọi định dạng âm thanh trực tiếp
* Hỗ trợ dòng lệnh
* Kết hợp nhiều tập tin phim/nhạc vào một tập tin phim duy nhất
* Phân tách hay trích xuất phim/nhạc
* Phân tách phim/nhạc vào một tập tin
* Trích xuất và giải mã âm thanh Flv Nelly Mosser

Total Video Converter hỗ trợ tạo các định dạng sau :

Phim :

* Chuyển đổi sang MPEG4(.mp4)
* Chuyển đổi sang 3gp(.3gp, 3g2)
* Chuyển đổi sang Game Psp (.psp)
* Chuyển đổi sang MPEG1 (.mpg, mpeg)
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL DVD mpeg và ghi ra DVD
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL SVCD mpeg và ghi ra SVCD
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL VCD mpeg và ghi ra VCD
* Chuyển đổi sang Ms Mpeg4 AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Divx AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Xvid AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang H264 AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Mjpeg AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang HuffYUV AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Swf Video (.swf)
* Chuyển đổi sang Flv Video (.flv)
* Chuyển đổi sang Gif Animation (.gif)
* Chuyển đổi sang Mpeg4 Mov (.mov)
* Chuyển đổi sang Apple Quicktime (.mov)
* Chuyển đổi sang DV (.dv)
* Chuyển đổi sang WMV (.wmv)
* Chuyển đổi sang HD Mpeg TS (.ts)
* Chuyển đổi sang ASF (.asf)

Nhạc :

* Chuyển đổi sang MPEG audio(.mp3, mp2)
* Chuyển đổi sang Ms WAV (.wav)
* Chuyển đổi sang Ms WMA (.wma)
* Chuyển đổi sang OGG (.ogg)
* Chuyển đổi sang Amr audio (.amr)
* Chuyển đổi sang AC3 (.ac3)
* Chuyển đổi sang SUN AU (.au)
* Chuyển đổi sang m4a (mp4 audio)
* Chuyển đổi sang aac (aac audio)
* Chuyển đổi sang mmf (mmf audio)
* Chuyển đổi sang Flac (flac audio)

Home Page

http://www.effectmatrix.com/total-video-converter/

Download :

http://www.mediafire.com/?tusiinlfk6u67t8

Thế Hải

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Khắc phục sự cố mạng không dây – Phần 2

6. Nếu máy khách của bạn vẫn không thể kết nối, mặc dù đã nhận địa chỉ IP hợp lệ hoặc đã ping được router của bạn, thì đây là thời điểm bạn cần tìm kiếm các vấn đề cụ thể khác.

>> Khắc phục sự cố mạng không dây – Phần 1

Router và máy khách phải sử dụng các chuẩn 802.11 tương thích. Bảng các chuẩn tương thích được cho bên dưới.

Client vs. Router 11g 11g 11g 11a+g 11n (single band) 11n (dual band)
11b  
11a      
11g  
11a+g
11n (single band)  
11n (dual band)

Cho ví dụ, nếu bạn có một máy khách 802.11a, nó có thể được kết nối với router 802.11a, 802.11a+g, hoặc 802.11n (dual band). Mặc dù vậy, một máy khách 802.11a không thể sử dụng với router 802.11b, 802.11g, hoặc 802.11n (single band).

- Để xác định xem sản phẩm của bạn hỗ trợ chuẩn nào, tìm kiếm các logo nhận thực Wi-Fi trên hộp hoặc trong hướng dẫn sử dụng, hoặc tìm kiếm các sản phẩm nhận thực Wi-Fi tại Wi-Fi Alliance website: http://www.wi-fi.org/search_products.php. Với các sản phẩn 802.11n, kích "View Wi-Fi certifications" để xác định sự hỗ trợ về băng tần.

 
Hình 6.1. Kiểm tra khả năng tương thích của adapter và router Wi-Fi

Khi đã xác nhận rằng router và adapter máy khách của bạn là tương thích với nhau, hãy so sánh các thiết lập không dây của router với các tham số kết nối của máy khách.

- Nếu các máy khách là 11b, bạn phải kích hoạt "b protection" trên router 11g hoặc 11n của mình (đôi khi còn được gọi là Mixed Mode)

- Nếu các kết nối máy khách non-11n thất bại, hãy bảo đảm rằng router của bạn không được thiết lập ở chế độ hoạt động “N-only” (đôi khi được gọi là Greenfield Mode).

- Nếu các kết nối máy khách 11b, 11g, và 11n (single band) thất bại, bảo đảm rằng bạn không thiết lập router 11n (dual band) ở chế độ 5 GHz hoặc 40 MHz channels.

- Nếu các kết nối máy khách 11a thất bại, hãy bảo đảm bạn không thiết lập router 11n (dual band) của mình ở chế độ 2.4 GHz hoặc 40 MHz channels.

- Nếu mạng của bạn có các máy khách trong cả hai băng tần, hãy bảo đảm rằng router 11n của bạn đang hỗ trợ chế độ lưỡng băng tần (dual band).

- Nếu router và máy khách tương thích với nhau nhưng SSID của router không xuất hiện trong danh sách Available Networks của máy khách, hãy kích hoạt "SSID broadcast".

- Mặc dù việc vô hiệu hóa "SSID broadcast" là không được khuyến khích, nhưng các WLAN có thể làm việc theo cách này nếu cá máy khách được cấu hình với SSID của router. Trong Windows 7, sử dụng Manage Wireless Networks để thêm vào một Network Profile. Nhập SSID của router vào Network Name, thiết lập các tham số bảo mật (xem bước 7) và tích chọn "Connect even if this network is not broadcasting". Cần biết rằng một số máy khách (đặc biệt một số thiết bị điện tử dân dụng) không hỗ trợ tùy chọn này.

 
Hình 6.2: Cấu hình các thiết lập không dây tương thích trên router

7. Nếu máy khách không dây có khả năng tương thích và router có thể “nghe” được nhau nhưng vẫn không thể kết nối hoặc trao đổi lưu lượng, hãy tìm kiếm lỗi kiểu bảo mật.

Máy khách phải hỗ trợ chế độ bảo mật được yêu cầu bởi router: Open, WEP, WPA, hoặc WPA2. Trừ khi WLAN ở chế độ Open (chế độ không an toàn), router và máy khách phải được cấu hình với các khóa giống nhau để mã hóa lưu lượng giữa chúng. So sánh các thiết lập bảo mật WLAN của router với thuộc tính kết nối không dây của máy khách và cố gắng khớp chúng.

- Để xem và cấu hình các tham số bảo mật của máy khách:

  • Trên Windows 7, chọn tên mạng từ Manage Wireless Networks, mở Properties và chọn tab Security.
  • Trên Windows XP, chọn kết nối từ Network Connections, mở Properties, chọn tab Wireless Networks, chọn tên mạng từ danh sách Preferred Networks và kích Properties.

- Nếu router của bạn sử dụng WEP, thiết lập mã hóa của máy khách là WEP và khớp kiểu nhận thực của router (mở hoặc chia sẻ). Copy khóa WEP đầu tiên của router vào máy khách, dịch từ định dạng ASCII dsang hex nếu cần.

- Nếu router của bạn sử dụng chế độ mã hóa WPA-Personal, hãy thiết lập nhận thực cho máy khách là WPA-Personal (hãy cũng được biết đến là WPA-PSK) và khớp kiểu mã hóa của router (thường là TKIP). Sử dụng mật khẩu của router làm khóa mạng của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA2-Personal, hãy thiết lập nhận thực là WPA2-Personal (WPA2-PSK) và khớp kiểu mã hóa của router (thường là AES). Sử dụng mật khẩu của router làm khóa mạng của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA hoặc WPA2-Personal và hỗ trợ Wi-Fi Protected Setup (WPS), bạn có thể tự động cấu hình các thiết lập bảo mật của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA hoặc WPA2-Enterprise, thiết lập nhận thực của máy khách là WPA hoặc WPA2 một cách tương ứng, khớp kiểu mã hóa của router và tiếp tục cài đặt 802.1X trong bước 8.

- Nếu tất cả máy khách của bạn đều có thể hỗ trợ WPA2/AES, hãy cấu hình router của bạn ở chế độ WPA2/AES; cách thức này sẽ cải thiện được độ bảo mật và cho phép tốc độ 11n lớn hơn 54 Mbps. Mặc dù vậy, nếu bạn có các máy khách WPA/TKIP-only cũ, các kết nối của chúng sẽ thất bại trừ khi router của bạn được cấu hình để chấp nhận cả WPA/TKIP và WPA2/AES.

 Hình 7: So khớp các thiết lập bảo mật của máy khách và router

8. Bảo đảm RADIUS làm việc.

WPA và WPA2-Enterprise sẽ ghi máy khách vào mạng và phân phối các khóa mã hóa bằng RADIUS server có tính năng 802.1X. Ngược lại, hãy thực hiện theo các bước sau:

- Cấu hình lại router và máy chủ của mình với cổng RADIUS hợp lệ.

- Cấu hình lại RADIUS server để chấp nhận các yêu cầu từ IP của router.

- Từ router của mình, ping IP của RADIUS server để kiểm tra khả năng reach của mạng.

- Xem bộ đến gói dữ liệu của router để thẩm định rằng RADIUS đang được gửi.

- Sử dụng LAN analyzer (chẳng hạn như Wireshark) để capture các lưu lượng được trao đổi giữa router và máy chủ, mục đích xem các gói RADIUS Access-Reject.

- Trên máy khách Windows, nhập "netsh ras set tracing * enabled" để ghi các nội dung gỡ rối 802.1X vào file Wzctrace.log.

 
Hình 8: Bảo đảm RADIUS đang làm việc

9. Nếu RADIUS làm việc nhưng các yêu cầu truy cập của máy khách bị từ chối, hãy chuyển sang tìm kiếm vấn đề với 802.1X Extensible Authentication Protocol (EAP) hoặc đăng nhập người dùng.

Máy khách của bạn phải hỗ trợ một trong các kiểu EAP được yêu cầu bởi RADIUS server và phải cung cấp một đăng nhập hợp lệ và password/thẻ/chứng chỉ hoặc kiểu chứng chỉ nào đó. Kiểm tra các thiết lập bảo mật của máy khách có liên quan với tên mạng của bạn, bắt đầu với panel Security (Windows 7) hoặc Authentication (Windows XP) được giới thiệu trong bước 7.

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu EAP-TLS, hãy chọn "Smart Card or other Certificate" và kích "Settings" để tiếp tục.

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu PEAP, hãy chọn "Protected EAP" và kích "Settings".

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu EAP-TTLS, hãy cài đặt chương trình 802.1X Supplicant của bên thứ ba nào đó, chẳng hạn như Juniper OAC hoặc Cisco SSC trên máy khách và thực hiện theo các hướng dẫn cài đặt của chương trình đó.

- Bảo đảm thuộc tính EAP của máy khách và máy chủ khớp nhau, gồm có chứng chỉ máy chủ Trusted Root Authority, tên miền máy chủ (tùy chọn), và phương pháp nhận thực được tạo đường hầm (chẳng hạn như EAP-MSCHAPv2).

- Nếu bạn được nhắc nhở để chấp nhận chứng chỉ máy chủ tại thời điểm kết nối, hãy kiểm tra chứng chỉ một cách cẩn thận, thẩm định lại đơn vị phát hành và sự nhận dạng. Không bao giờ add các chứng chỉ nghi ngờ vào root tin cậy hoặc danh sách máy chủ của bạn.

- Nếu vấn đề EAP-TLS vẫn tồn tại, hãy sử dụng Internet Explorer để tranh tra chứng chỉ của máy khách và bảo đảm rằng chứng chỉ là hợp lệ (chẳng hạn như không bị hết hạn).

- Nếu các vấn đề PEAP vẫn tồn tại, sử dụng nút CHAP Configure để ngăn chặn các đăng nhập tự động của Windows và nhập vào username và password hợp lệ khi được nhắc nhở.

- Nếu vẫn chưa khắc phục được vấn đề, cần tham khảo các tài liệu 802.1X của RADIUS server về cấu hình EAP và những mẹo gỡ rối. Trên Windows 7, bạn có thể kích nút Advanced Settings trên tab Security để cấu hình các tùy chọn giống như đăng nhập một lần, máy tính với nhận thực người dùng, và roaming nhanh.

 
Hình 9: Thẩm định các thiết lập 802.1X/EAP của máy khách

10. Nếu máy khách không dây của bạn vẫn không thể kết nối hoặc luôn kết nối với một tốc độ dữ liệu rất thấp, khi đó bạn có thể đang bị lỗi kiểu tham số 802.11n.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể thực hiện như sau:

- Nếu router 802.11n (single band hoặc dual band) được cấu hình để sử dụng kênh 40-MHz, hãy cấu hình lại router để sử dụng các kênh 20 MHz. Nhiều máy khách không hỗ trợ các kênh 40 MHz, đặc biệt là các máy khách non-11n (dual band).

- Nếu router 802.11n (single band hoặc dual band) được cấu hình để tự động chọn kênh có sẵn trong băng tần 2.4 GHz, hãy tạm thời cấu hình lại router để sử dụng kênh 1, 6 hoặc 11 để tránh hiện tượng xuyên nhiễu giữa các kênh hoặc thường xuyên thay đổi kênh.

- Nếu router 802.11n (dual band) được cấu hình để sử dụng Dynamic Frequency Selection (DFS) trong băng tần 5 GHz, hãy tạm thời cấu hình lại router để sử dụng kênh 36, 40, 44 hoặc các máy khách 48. 11n, 11a+g và 11a hỗ trợ các kênh trong băng tần 5 GHz có thể khác; các kênh thấp hơn thường được sử dụng nhiều hơn.

- Nếu router 802.11n (dual band) được cấu hình để sử dụng Band Steering và các máy khách dual band đang gặp phải vấn đề mất kết nối một cách thường xuyên, hãy thử vô hiệu hóa tùy chọn đó.

- Nếu máy khách luôn kết nối ở một tốc độ thấp hơn mong đợi, hãy kiểm tra cấu hình của router. Tốc độ lớn nhất của 802.11n phụ thuộc vào anten và các tùy chọn:

  • Router 2x2 sử dụng các kênh 20 MHz có thể cho tốc độ lên đến 144 Mbps (MCS 15). Router không có Short Guard Interval (SGI) chỉ cho tốc độ dừng lại ở 130 Mbps.
  • Router 2x2 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt tới tốc độ 300 Mbps (MCS 15). Router không SGI chỉ dừng lại ở tốc độ 270 Mbps.
  • Router 3x3 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt đến tốc độ 450 Mbps (MCS 23).
  • Máy khách 1x1 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt đến tốc độ 150 Mbps (MCS 7).
  • Tất cả máy khách 11n đều bị hạn chế ở tốc độ 54 Mbps khi sử dụng bảo mật WEP hoặc WPA.
  • Tốc độ lớn nhất có thể sẽ thay đổi bởi các router và các thiết lập máy khách khác (chẳng hạn như việc tăng độ rộng kênh, cho phép SGI). Mặc dù vậy, nếu các tùy chọn không có đủ ở cả hai đầu, tốc độ lớn nhất có thể sẽ phản ánh khả năng tối thiểu của thiết bị (thường là máy khách).

- Điều chỉnh tốc độ tự động thường là tốt nhất, tuy nhiên các kết nối yếu đôi khi có thể được cải thiện bằng cách giảm tốc độ lớn nhất của router. Ngược lại, thông lượng kết nối mạnh thường được cải thiện bằng cách vô hiệu hóa các tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên cần lưu ý một điều rằng: Việc loại trừ các tốc độ thấp có thể hủy kết nối các máy khách ở xa hoặc cũ, trong khi đó việc loại trừ tốc độ cao lại đòi hỏi phải có khoảng cách đến các khách gần hơn hoặc có các máy khách mới hơn.

 
Hình 10 a,b: Chọn tốc độ và các tùy chọn dữ liệu cho router

11. Cuối cùng, nếu máy khách không dây của bạn kết nối và ping thành công nhưng đôi khi vẫn xuất hiện các vấn đề kết nối mạng (chẳng hạn như một số ping làm việc, một số thất bại), bạn có thể đang gặp phải vấn đề về cường độ tín hiệu, nhiễu vô tuyến hoặc sự hủy kết nối bị gây ra bởi việc AP roaming. 

Văn Linh (Theo Techtarget)

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Di chuyển Form comment lên trên , trước phần Comment Blocks

Thủ thuật sẽ di chuyển form comment lên trước phần comment block (tức là đưa form comment lên trên cùng thay vì nằm ở dưới cùng ). Thực ra yêu cầu chuyển form comment lên trên cũng đơn giản, ở đây chỉ đơn thuần là ta thay đổi bố cục cho blog.

Các bạn xem hình minh họa:

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện


* Bây giờ ta bắt đầu:

1. Vào Thiết kế
2. Vào Chỉnh sửa HTML
3. Nhấp chọn Mở rộng mẫu tiện ích
4. Tìm đoạn code bên dưới (hoặc tương tự) - đoạn code này chính là đoạn code để hiển thị form comment:

<p class='comment-footer'>
<b:if cond='data:post.embedCommentForm'>
<b:if cond='data:post.allowNewComments'>
<b:include data='post' name='comment-form'/>
<b:else/>
<data:post.noNewCommentsText/>
</b:if>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.allowComments'>
<a expr:href='data:post.addCommentUrl' expr:onclick='data:post.addCommentOnclick'><data:postCommentMsg/></a>
</b:if>
</b:if>
</p>

5. Di chuyển tất cả code ( in đậm ) bên trong thẻ <p class='comment-footer'> ... </p> ( mà ta tìm được ở bước 4 ) vào ngay sau đoạn code bên dưới:

<b:includable id='comments' var='post'>
<div class='comments' id='comments'>
<a name='comments'/>
<b:if cond='data:post.allowComments'>
<h4>
<b:if cond='data:post.numComments == 1'>
1 <data:commentLabel/>:
<b:else/>
<data:post.numComments/> <data:commentLabelPlural/>:
</b:if>
</h4>

6. Save template.

- Chú ý: các code của các tempalte khác nhau sẽ khác nhau, nhưng nếu các bạn dùng template từ bộ template mà blogger cung cấp thì các code tương tự nhau. Nếu dùng các mẫu template khác thì code có lẽ sẽ khác đôi chút.

Chúc các bạn thành công.

Phan Dũng

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Những điều nên biết về Google Apps

Nếu người sử dụng đang nghĩ đến việc chuyển sang các trình ứng dụng Google Apps thì dưới đây là tất cả những gì cần biết.

Trình ứng dụng Google là gì và hoạt động như thế nào?

Các trình ứng dụng Google là một bộ các trình ứng dụng hiệu quả dựa trên đám mây, giúp người sử dụng có thể truy cập kết nối Internet từ bất kỳ máy tính vào và ở bất kỳ thời điểm nào. Bản thân các dữ liệu và các trình ứng dụng được vận hành bởi các trung tâm dữ liệu của Google. Hiện đang có một số phiên bản các trình ứng dụng Google như phiên bản miễn phí, phiên bản tiêu chuẩn, phiên bản giáo dục, phiên bản cho các tổ chức phi lợi nhuận và phiên bản dành cho chính phủ.

Các trình ứng dụng Google hỗ trợ và không hỗ trợ các công cụ nào?

Bộ trình ứng dụng Google bao gồm 6 công cụ:

- Gmail là nền tảng email của Google và cung cấp cho người sử dụng 25GB lưu trữ 
- Google Calendar là một công cụ quản lý dạng chương trình nghị sự, cho phép người sử dụng sắp xếp và chia sẻ lịch trực tuyến và được đồng bộ hóa với thiết bị di động của người sử dụng 
- Google Docs là một nhóm các công cụ giúp người sử dụng tạo mới văn bản, bảng biểu, đồ thị và các bài thuyết trình 
- Google Groups là các nhóm do người sử dụng tạo ra, cho phép người sử dụng tạo và quản lý các danh sách thư, chia sẻ nội dụng và tạo các lưu trữ có thể tìm kiếm được 
- Google Sites là một công cụ chp phép tạo mới các trang web dành cho mạng nội bộ và các trang được quản lý theo nhóm. 
- Google Video là công cụ chia sẻ video được bảo mật.

Các trình ứng dụng Google Apps khác các công cụ Gmail như thế nào?

Các công cụ dưới đây khá quen thuộc với những người sử dụng có tài khoản Gmail miễn phí. Tuy nhiên, Google Apps Premier Edition lại có đôi chút khác biệt:

1. Vì Các trình ứng dụng Google Apps được dùng cho khối doanh nghiệp nên người sử dụng sẽ đăng nhập vào tên miền của công ty mình thay vì địa chỉ của người sử dụng: user@gmail.com. Có một bảng điều khiển quản trị về CNTT giúp cho quản trị viên CNTT có thể quản lý và điều khiển các tài khoản người sử dụng.

2. Cũng đã có một số tính năng nhằm chủ yếu hỗ trợ khối doanh nghiệp chỉ có trên Premier Edition, bao gồm tính năng điều khiển để tăng mức truy cập, nhờ đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thông tin được chia sẻ ra bên ngoài miền; tăng cường ngưỡng Gmail và cải thiện danh sách thư; hạn mức lưu trữ lớn hơn; thiết lập phòng hội nghị và chia sẻ các nguồn lực khác trong văn phòng thông qua Google Calendar và khả năng chi sẻ các video nội bộ trong công ty.

Phiên bản trình ứng dụng Google Apps nào là phù hợp?

Google Apps Premier Edition là phiên bản được thiết kế dành cho khối doanh nghiệp. Với Premier Edition, các doanh nghiệp có thể:

- Sử dụng thử trong 30 ngày 
- Bảo hành 99.9% thời gian sử dụng 
- Hỗ trợ tăng cường công nghệ thông qua các email và hỗ trợ điện thoại 24/7 với các vấn đề nghiêm trọng 
- Tăng cường lọc các thư spam và virus 
- Thực thi các chính sách gửi thư. 
- Lưu và tuân thủ tương thích về thư 
- Tích hợp APIs do đó doanh nghiệp có thể tích hợp Google Apps với môi trường CNTT hiện có
- Đối tác dịch vụ chuyên nghiệp (triển khai và giải pháp)

4 Phiên bản khác của Google Apps cũng được thiết kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của từng nhóm khách hàng đặc biệt, bao gồm: Google Apps cho Giáo dục; Google Apps phiên bản tiêu chuẩn dành cho các nhóm nhỏ như câu lạc bộ, gia đình và các đội chơi thể thao; Google Apps dành cho các tổ chức phi lợi nhuận; và Google Apps dành cho Chính phủ.

Người sử dụng cần biết gì về các chính sách bảo mật?

Một số điểm cần lưu ý về chính sách bảo mật của Google:

- Google không sở hữu dữ liệu, chính người sử dụng sở hữu dữ liệu của họ 
- Các nhân viên của Google sẽ chỉ truy cập vào dữ liệu khi quản trị viên cho phép xâm nhập vì mục đích giải quyết các vướng mắc. 
- Dữ liệu của người sử dụng sẽ được lưu trữ trong mạng của Google của các trung tâm dữ liệu. Chỉ các nhân viên có thẩm quyền của Google mới có thể truy cập vào các trung tâm dữ liệu này. 
- Google sẽ giữ các dữ liệu theo thời hạn mong muốn của khách hàng và sẽ xóa các dữ liệu khi khách hàng yêu cầu.

Sử dụng Google Apps có tiết kiệm chi phí không?

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng Microsoft Exchange 2007 thì có thể quyết định liệu có tiết kiệm được chi phí không bằng cách truy cập vào đây.

Người sử dụng có thể dùng thử Google Apps ở đâu?

Người sử dụng có thể dùng thử phiên bản 30 ngày của Google Apps tại website: http://www.google.com/a/cpanel/premier/new

Chi phí là bao nhiêu?

Google Apps Premier Edition có giá 50 đô la Mỹ cho mỗi tài khoản trong vòng một năm. (Lưu ý, mỗi tài khoản người sử dụng được coi như một hòm thư đến chứ không phải một miền). Google không chiết khấu cho dung lượng sử dụng hoặc mua với số lượng lớn. Nếu doanh nghiệp muốn tăng thêm mức lưu trữ thì có thể thêm tính năng Google Message Discovery vào tài khoản Google Apps Premier Edition sau khi đăng nhập. Mỗi lần thêm sẽ tốn 14 đô la Mỹ cho một tài khoản người dùng trong một năm cho khoảng thời gian lưu trữ là 1 năm, hoặc 33 đô la Mỹ trong một năm cho một tài khoản người sử dụng với khoảng thời gian lưu trữ là 10 năm.

Google Apps Marketplace là gì?

Google Apps Marketplace cung cấp hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ dành cho người sử dụng Google như các trình ứng dụng có thể cài đặt tích hợp với Google Apps. Người sử dụng có thể lựa chọn các trình ứng dụng miễn phí hoặc có tính phí.

Thúy Liễu (Theo CIO)

Mã hóa Wi-Fi Enterprise và 802.1X trong Mac OS X

Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cấu hình và kết nối các mạng WPA/WPA2-Enterprise trong Leopard và 10.6 Snow Leopard.

Việc kết nối với một mạng 802.1X

Đầu tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu cách kết nối với một mạng 802.1X mà không cần tạo profile.

Nếu kiểu EAP được kích hoạt bởi RADIUS server là TLS, khi đó bạn phải cài đặt chứng chỉ bảo mật máy khách cho Mac OS X. Mặc dù vậy, các giao thức PEAP và TTLS không yêu cầu chứng chỉ phía trình khách này.

Lúc này để kết nối, hãy chọn mạng không dây từ menu AirPort ở phía trên desktop như những gì bạn thấy trong bất cứ mạng nào.

Nếu PEAP hoặc TTLS ở trạng thái tích cực, bạn sẽ được nhắc nhở để đăng nhập, như thể hiện trong hình 1 bên dưới. Nhập vào user name và password. Nếu bạn muốn lưu các chứng chỉ đăng nhập của mình để không cần nhập chúng nữa trong các lần đăng nhập kế tiếp, hãy chọn Remember this network. Sau đó kích OK để tiếp tục.


Hình 1

Nếu chứng chỉ của máy chủ RADIUS không được phát hành bởi Certification Authority (CA) có sự tin cậy bởi Apple, khi đó bạn sẽ bị nhắc nhở thẩm định chứng chỉ số của máy chủ, như thể hiện trong hình 2. Bảo đảm rằng chứng chỉ được cấp cho đúng miền và được phát hành bởi đúng CA. Vì vậy bạn không phải thực hiện điều này mỗi lần mà chỉ cần kiểm tra tùy chọn tin cậy. Nếu mọi thứ hợp lệ, hãy kích Continue để tin cậy nó và kết nối.

 

Hình 2

Tạo các location mạng

Mac OS X gồm có tính năng location mạng, nơi bạn có thể áp dụng các thiết lập mạng dựa trên location. Điều này đặc biệt hữu dụng với các laptop và nếu bạn sẽ tạo profile đăng nhập Window hoặc System cho các thiết lập 802.1X của mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các kiểu profile này trong phần tiếp theo trước khi thực hiện. Nếu sẽ thiết lập một User profile đơn giản, bạn có thể không cần tạo các location mạng.

Nếu bạn cần, đây là cách tạo một location mạng:

  1. Kích Apple > System Preferences > Network.
  2. Từ menu Location sổ xuống ở bên trên, hãy chọn Edit Location.
  3. Kích nút Add (+) ở phía dưới Location, đặt tên cho nó và sau đó kích Done.

Cần thay đổi thủ công location mạng khi bạn chuyển sang location khác.

Tạo 802.1X profile

Việc kết nối với một mạng 802.1X cũng tương tự như những gì chúng ta đã thực hiện, có thể lưu các chứng chỉ đăng nhập (nếu bạn chọn nhở mạng), việc tạo 802.1X profile vẫn có thể cung cấp chức năng bổ sung. Các profile có thể streamline hoặc nâng cao thủ tục đăng nhập, phụ thuộc vào profile mà bạn tạo.

Sau đây chúng ta hãy đi xem xét một số kiểu profile:

  • User Profile: Đây là kiểu profile đơn giản nhất và là kiểu mặc định nếu bạn không biết chọn kiểu profile nào. Có thể có nhiều user profile trên một máy tính và chúng không bị buộc chặt vào các Network Location nào đó. Tuy nhiên bạn không thể sử dụng profile trên các mạng miền có dịch vụ directory, chẳng hạn như Open Directory hoặc Active Directory.
  • Login Window Profile: Profile này không áp dụng cho các tài khoản Mac. Nó chỉ làm việc với các mạng miền có dịch vụ directory. Mac OS X sử dụng cùng một chứng chỉ từ khi người dùng đăng nhập vào tài khoản Mac của họ để thẩm định cho cả mạng 802.1X và cho dịch vụ directory. Bạn có thể có nhiều Login Window profile trên mỗi một Network Location, tuy nhiên chúng sẽ thế chỗ bất cứ User profile nào.
  • System Profile: Profile này không áp dụng cho các tài khoản cục bộ của Mac, chỉ cho các mạng miền. Nó cho phép kết nối với mạng khi không ai đăng nhập vào máy tính, tuyệt vời khi các quản trị viên cần truy cập mạng vào máy tính. Bạn chỉ có một instance cho kiểu profile này trên mỗi một location và nó sẽ thay thế bất cứ User profile và Login Window profile nào.

Cần nhớ rằng, nếu sử dụng EAP kiểu TLS, khi đó bạn phải cài đặt chứng chỉ bảo mật máy khách cho Mac OS X.

Nếu tạo một Login Window profile hoặc System profile, bạn cần phải thẩm định mình được kết nối với Open Directory hoặc Active Directory server. Trong 10.5, sử dụng Directory Utility: kích Go > Utilities và mở Directory Utility. Trong 10.6, kích System Preferences > Accounts > Login Options.

Để bắt đầu việc tạo profile, hãy triệu gọi cửa sổ các thiết lập 802.1X: kích AirPort icon > Open Network Preferences. Trên cửa sổ Network, kích nút Advanced, chọn tab 802.1X.

Trong 10.5, chọn kiểu profile mong muốn bằng menu Domain sổ xuống.

Trong 10.6, kích nút Add (dấu cộng) để chọn kiểu profile mong muốn, nhập vào tên cho cấu hình và nhấn Enter.

Nếu bạn đã chọn một User profile (xem hình 3):

  1. Trong 10.5, kích nút  Add (dấu cộng), nhập vào tên cấu hình và nhấn Enter.
  2. Nhập vào User NamePassword của bạn, trừ khi bạn đang sử dụng TLS.
  3. Trong 10.6, chọn Always prompt for password nếu bạn không muốn lưu các chứng chỉ đăng nhập.
  4. Chọn tên mạng, từ danh sách Wireless Network, hoặc nhập vào SSID của một mạng ẩn.
  5. Chọn các giao thức mong muốn từ hộp danh sách Authentication.
  6. Kích OK và sau đó trên cửa sổ Network, kích Apply.

 
Hình 3

Nếu bạn chọn Login Window profile (xem hình 4):

  1. Chọn tên mạng, từ danh sách Wireless Network, hoặc nhập vào SSID của mạng ẩn.
  2. Chọn giao thức mong muốn từ hộp danh sách Authentication.
  3. Kích nút Enable 802.1X Login
  4. Kích OK và sau đó trên cửa sổ Network kích Apply.

 
Hình 4

Nếu bạn muốn vô hiệu hóa profile này, hãy quay trở lại các thiết lập 802.1X và kích nút Disable 802.1X Login.

Nếu bạn tạo System profile (xem hình 5):

  1. Nhập vào User NamePassword của bạn, trừ khi đang sử dụng TLS.
  2. Chọn tên mạng, từ danh sách Wireless Network, hoặc nhập vào SSID của mạng ẩn.
  3. Chọn giao thức mong muốn từ hộp danh sách Authentication.
  4. Kích nút Enable 802.1X.
  5. Kích Ok, sau đó trên cửa sổ Network kích Apply.

 
Hình 5

Mặc định, bạn sẽ được nhắc nhở đăng nhập khi kết nối với mạng, thứ sẽ tự động lưu các chứng chỉ đăng nhập. Để lưu chúng trước, bạn có thể mở mục mạng AirPort ưu thích, nhập vào các chứng chỉ đăng nhập, kích Remember this network, và Add.

Nếu muốn vô hiệu hóa profile này, hãy quay trở lại trang thiết lập 802.1X và kích nút Disable 802.1X.

Một số mẹo trong quá trình thực hiện:

  • Nếu bạn kết nối đến một mạng đơn giản hơn không có dịch vụ directory trung tâm, bạn có thể không cần tạo profile – chỉ cần kết nối giống như chúng ta đã thảo luận bên trên.
  • Liên tục cập nhật Mac OS X, có nhiều nâng cấp liên quan đến việc quản lý nhận thực 802.1X.
  • Kiểu Profile mà bạn sử dụng không thay đổi thuộc tính và lưu lượng RADIUS thực; chúng chỉ đặc trưng cho Mac OS X.
  • Nếu gặp phải vấn đề gì, cần bảo đảm remove bất cứ entry mạng ưu thích trước kia, , 802.1X profile, các chứng chỉ 802.1X ra khỏi Keychain (TLS), và sau đó bắt đầu lại.

Văn Linh (Theo Esecurityplanet)

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Portable KMPlayer Build 2.9.4.1436 Release- Bộ nâng cấp hoàn hảo

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến chương trình nghe nhạc xem phim sướng tai đã mắt này, không những có giao diện Tiếng Việt giúp ta sử dụng dễ dàng mà còn hỗ trợ nhiều kiểu giao diện, các plugins, codec, tìm kiếm phụ đề phim, tất cả đều trong 1 chương trình.

KMPlayer hỗ trợ hầu hết các định dạng Video và Audio hiện này, ở mỗi loại file nó sẽ có Icon với định dạng tương ứng giúp bạn xác định dễ dàng.

Do KMP sử dụng bộ code đặt biệt của riêng nó nên bạn không cần cài thêm bất cứ phần mềm hỗ trợ nào cả, KMP "xơi" tất cả các định dạng mà bạn có thể tìm thấy trên Internet, trên đĩa CD/DVD.

Ở đây có các bản PORTABLE dạng không gói (giải nén ra ~ 45MB), lí do như sau:

1. Không phải dùng ở USB mà là để trong ổ cứng, sau khi cài lại win, các thiết đặt như: libraly nhạc, chế độ cửa sổ, âm lượng, ánh sáng,... không hề bị thay đổi! Việc duy nhất phải làm là chạy file KMPsetup.exe để liên kểt file mở bằng KMP thôi!

2. Khi muốn nâng cấp các Plug-in thì rất đơn giản, chỉ cần copy vào thư mục Plug-in trong thư mục là xong, ngoài ra còn có nâng cấp skin,... cũng làm tương tự! So với cách dùng Thininstall thì có ưu điểm hơn hẳn!
Không phải mình không biết làm portable dạng 1 file duy nhất mà là làm như vậy không hay so với để nguyên cả thư mục!

Các Plug-in đầu vào:
Farbraush V2 Module Player V01
Nullsoft(NS) MPEG(Layer1-3/CT AAC+/Dolbby AAC) Audio Decoder 3.3
NS MP4 demuxer V0.7
NS NSV Decoder V1.05
NS Vorbis Decoder V1.41
NS WMA plug-in V2.13(x86)
NS MIDI player 3.09
LPAC Decoder plug-in V1.00(x86)
Abyss WinAHX v1.00(x86)

Các Plug-in Audio:
Enhancer V0.17 (cool)
Jammix Enhancer V0.31

General Purpose Plug-in:
QuickSearh Plug-in (cool)
Toaster for Winamp Classic V0.7.5 (cool)
NS Global Hotkey V1.3
NS Winamp LibraryV2.18 (cool)

Homepage :   http://www.kmplayer.com/

  Download :

Phiên bản phù hợp windown XP

Phiên bản phù hợp window vista, window 7

Phiên bản 1 file duy nhất, phù hợp chạy trên USB (XP only)

Các mẹo sử dụng tổng hợp.

Chú ý: máy phải cài adobe flash player cho IE mới có thể chạy trơn chu:

http://fpdownload.adobe.com/get/flas..._player_ax.exe

Pass Giải Nén: Envil_Vlien

EnvilVlien

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Portable Mozilla Thunderbird 3.1.2

Mozilla Thunderbird là trình gửi và nhận email kiêm trình đọc RSS đầy đủ tính năng, bảo mật và dễ sử dụng. Chương trình cho phép bạn xử lý email đơn giản và hiệu quả, với các bộ lọc cho phép dọn sạch các email rác. Ứng dụng cung cấp một giao diện bắt mắt và thu gọn cho gói chương trình email mạnh mẽ. Mozilla Thunderbird không chỉ là một trình email bảo mật, các bộ lọc thư rác Bayesian tích hợp đánh bại hầu hết mọi loại thư rác (sau một thời gian huấn luyện).

Kết hợp 2 khía cạnh này của Mozilla Thunderbird, và bạn sẽ có được tính năng tự động kiểm định các đoạn mã HTML nguy hiểm cũng như tắt các hình ảnh gửi đến hay bất kì mối nguy hiểm nào khác - worm, virus - nhận diện được. Tuy không hoàn toàn hoàn hảo, một thành phần cảm ứng cho phép phát hiện các thủ thuật thường dùng để lừa đảo người dùng.

Mozilla Thunderbird cung cấp các chế độ xem linh hoạt, các thẻ tùy ý cùng các bộ lọc mạnh mẽ, tìm kiếm và ảo hóa thư mục (cũng hoạt động với các tài khoản IMAP và trên nhiều tài khoản email), cho phép chương trình xử lý một số lượng lớn email cực kì hiệu quả.

* Mozilla Thunderbird quản lý nhiều tài khoản email POP/IMAP và đọc RSS
* Bộ lọc thư rác sử dụng các số liệu Bayesian quét thư rác tự động trong Mozilla Thunderbird.
* Các chế độ xem thư, thêm thẻ thông tin và các bộ lọc linh hoạt cho phép bạn tổ chức và thêm thứ tự ưu tiên cho các email dễ dàng
* Các kết quả tìm kiếm có thể được lưu ra các thư mục ảo, các email liên quan sẽ tự động được hiển thị trong thư mục tương ứng trong Thunderbird.
* Mozilla Thunderbird cung cấp hỗ trợ định dạng HTML bảo mật và phong phú
* Các email được phân loại thư rác có thể được tự động làm sạch, Thunderbird có thể phát hiện những thủ thuật lừa đảo thường dùng
* Hỗ trợ S/MIME cho phép bạn mã hóa và kí (điện tử) các email trong Mozilla Thunderbird (với plugin OpenPGP).
* Bạn có thể chạy Mozilla Thunderbird từ các thiết bị lưu trữ di động và USB
* Nhiều phần mở rộng cho phép Mozilla Thunderbird mở rộng thêm nhiều tính năng mới hay cải thiện các tính năng sẵn có
* Mozilla Thunderbird hỗ trợ Windows 98/ME/NT/2000/XP/Vista, Mac OS X 10.2-10.4 và Linux.

Tổ chức các thông tin quan trọng

Thunderbird 2 giới thiệu nhiều tăng cường mới giúp bạn quản lý hộp thư và nhận thông báo. Thunderbird 2 đáp ứng mọi nhu cầu tổ chức phức tạp nhất mà vẫn đảm bảo bạn dễ dàng tìm kiếm được thông tin mong muốn.

Bảo mật và bảo vệ email của bạn

Mozilla đảm bảo cơ chế an ninh và bảo mật của Thunderbird sẽ giúp bảo vệ các thông tin liên lạc và danh tính của bạn. Chương trình hoạt động hệt như một người giữ cửa trực tuyến của bạn.

Nhận email theo cách của mình

Thunderbird cho phép bạn tùy biến email của mình tùy theo nhu cầu - tìm kiếm email hay nghe nhạc ngay từ hộp thư.

System Requirements: Windows XP, Vista, Seven

  Homepage: http://www.mozilla.com/en-US/products/thunderbird/

  Download : 

ThunderbirdPortable_3.1.2

KOF5K

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010

Khắc phục sự cố mạng không dây – Phần 1

Khi gặp phải vấn đề kết nối máy khách không dây (chẳng hạn như desktop, laptop, smartphone hoặc e-reader) với mạng văn phòng, các mẹo gỡ rối về kết nối từng bước này sẽ giúp bạn rất nhiều điều bổ ích.

1. Bắt đầu bằng cách kiểm tra lại các kết nối vật lý

– Bước thực hiện đơn giản này thường bị bỏ qua. Hãy kiểm tra liên kết từ cổng WAN của router không dây đến modem băng thông rộng và các liên kết từ các cổng LAN đến các máy khách Ethernet. Bảo đảm rằng cáp WAN và LAN được cắm chặt và các đèn trạng thái đều có trên các đầu. Nếu không:

- Thử thay thế cáp Ethernet để loại trừ trường hợp cáp bị hỏng.

- Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của router không dây để bảo đảm rằng bạn đang sử dụng đúng kiểu cáp – một số đường uplink cho WAN yêu cầu cáp đấu chéo.

- Nếu các đèn trạng thái không sáng, kết nối một thiết bị khác giống như laptop với cổng WAN hoặc cổng LAN bị ảnh hưởng. Nếu trạng thái thay đổi thì điều đó có nghĩa thiết bị mà bạn vừa thay thế có thể bị lỗi trong việc tự động điều đình liên kết. Kiểm tra cấu hình cho các cổng trên cả hai đầu và cấu hình lại sao cho phù hợp tốc độ cổng và chế độ duplex.

 
Hình 1: Kiểm tra các kết nối vật lý

2. Thẩm định rằng adapter không dây của máy khách được cài đặt và làm việc đúng cách.

Trên máy tính Windows, chọn kết nối không dây từ panel Network Connections và thẩm định trạng thái của nó là "Enabled".

- Để vào được Network Connections:

  • Trong Windows XP, sử dụng Control Panel để truy cập Network Connections.
  • Trên Windows Vista, sử dụng Control Panel để mở Network and Sharing Center, sau đó kích Manage Network Connections.
  • Trên Windows 7, sử dụng Control Panel để mở Network and Sharing Center, sau đó kích Manage Wireless Networks

- Nếu adapter Wi-Fi ở ngoài và không xuất hiện trong Network Connections, có thể vấn đề sẽ liên quan đến khe ExpressCard, khe PC Card hoặc cổng USB. Nếu remove một cách vật lý và kết nối lại adapter ngoài không trợ giúp được gì, hãy sử dụng Device Manager để uninstall/reinstall adapter đó.

- Với bất cứ kiểu adapter Wi-Fi nào, nếu kết nối không được hiển thị trong Network Connections hoặc không được kích hoạt, hãy mở panel Properties của adapter, kích Configure, bảo đảm thiết bị được kích hoạt, không có xung đột về tài nguyên và kiểm tra các nâng cấp driver nếu có.

 
Hình 2: Thẩm định cài đặt Wi-Fi adapter của máy khách

3. Thẩm định đúng các thiết lập LAN của router không dây.

Sử dụng tiện ích quản trị của router để thẩm định các địa chỉ IP đang gán cho các máy khách không dây.

- Nếu không biết cách truy cập vào tiện ích quản trị của router, bạn hãy tìm trong hướng dẫn sử dụng của nó. Trong đa số các trường hợp, trình duyệt web sẽ có thể mở địa chỉ IP mặc định được gán cho cổng LAN của router (cho ví dụ http://192.168.1.1)

- Quan sát các thiết lập LAN của router. Bảo đảm DHCP Server của router được kích hoạt và được cấu hình để gán các IP từ dải không bị chồng lấn trong cùng một subnet với địa chỉ cổng LAN của router (cho ví dụ như 192.168.1.50-100).

- Nếu DHCP Server của router được cấu hình để lọc truy cập không dây bằng địa chỉ MAC, hãy add địa chỉ MAC của adapter Wi-Fi của bạn vào danh sách các thiết bị được phép (allowed device) của router. (Để xác định địa chỉ MAC của adapter, bạn hãy mở panel Network Connection/Status/Details của máy khách và tìm "Physical Address").

- Kiểm tra trang Log hoặc Status của router để thẩm định rằng địa chỉ IP quả thực đã được gán cho máy khách không dây bất cứ khi nào nó kết nối.

 
Hình 3: Thẩm định các thiết lập LAN của router

4. Thẩm định các thiết lập TCP/IP của máy khách.

Mặc dù chúng tôi mô tả bằng việc sử dụng Windows để quản lý các kết nối không dây bên dưới, nhưng việc khắc phục sự cố cũng tương tự như vậy khi bạn sử dụng các chương trình quản lý kết nối khác (chẳng hạn như Intel, Linksys) hoặc các thiết bị (chẳng hạn như iPod, Android).

- Mở Network Connections như giới thiệu trong bước 2 và kiểm tra trạng thái Status của adapter. Nếu Status vẫn ở chế độ "Disabled", hãy trở về bước 2. Ngược lại:

  • Trên Windows XP, nếu Status là "Not Connected," sử dụng "View Available Networks" để tìm tên mạng của riêng bạn.
  • Trên Windows Vista, nếu Status là "Not Connected," sử dụng "Connect/Disconnect" để tìm tên mạng của riêng bạn.
  • Trên Windows 7, nếu Status là "Connections are available", tìm tên mạng của riêng bạn trong danh sách Wireless Network Connection bên dưới.
  • Chọn tên mạng của bạn và kích Connect. Nếu tên mạng của bạn không được hiển thị hoặc bạn không thể kết nối thành công, hãy chuyển sang bước 8. 

- Khi thực hiện kết nối, Status có thể thay đổi trong một thời gian ngắn thành "Acquiring Network Address", sau đó chuyển thành "Connected". Tại đây, sử dụng Status để xác định địa chỉ IP được gán của máy khách. Nếu IP của máy khách là 0.0.0.0 hoặc 169.254.x.x, hãy kích "Repair" (XP) hoặc "Diagnose" (Vista/7). Nếu vấn đề vẫn tồn tại, hãy chuyển sang bước 8. 

- Ngược lại, nếu địa chỉ IP của máy khách đã kết nối không nằm trong subnet LAN của router, hãy cấu hình kết nối để đạt được địa chỉ IP tự động và lặp lại bước 4.

  • Trên Windows XP, mở Properties của adapter, chọn mục có tên "Internet (TCP/IP)" và kích Properties.
  • Trên Windows Vista hoặc 7, mở Properties của adapter, chọn mục có tên "Internet Protocol Version 4" và kích Properties.

 
Hình 4.1. Thẩm định địa chỉ IP của máy khách (Windows XP)

 
Hình 4.2. Thẩm định địa chỉ IP của máy khách (Windows 7)

5. Khi máy khách có địa chỉ IP hợp lệ bên trong subnet LAN của router, sử dụng "ping" để thẩm định kết nối mạng.

Mở cửa sổ Command Prompt từ menu Start của máy khách và sử dụng nó để ping địa chỉ IP LAN của router như thể hiện trong hình 5.

- Nếu hành động ping router của bạn liên tục bị thất bại, nhảy sang bước 6. 

- Nếu hành động ping của bạn thành công, tiếp tục ping các máy khách trong LAN không dây hoặc chạy dây khác mà bạn muốn chia sẻ file hoặc máy in với. Nếu ping thất bại, sự cách ly AP có thể đã bị kích hoạt hoặc đích đến có thể đang sử dụng tường lửa để khóa lưu lượng gửi đến.

  • Kiểm tra cấu hình của router để tìm ra tùy chọn không cho các máy khách không dây truyền thông với nhau. Nếu bạn tìm ra tham số "AP isolation", hãy vô hiệu hóa nó.
  • Sử dụng Control panel của máy tính Windows 7, Vista hoặc XP để mở Windows Firewall. Nếu phát hiện thấy tường lửa được kích hoạt, hãy tạm thời vô hiệu hóa nó.
  • Nếu Windows Firewall không được kích hoạt, hãy kiểm tra xem có chương trình bảo mật khác có thể cũng đang chạy một tường lửa cá nhân. Cho ví dụ, người dùng McAfee cần mở SecurityCenter, kích "Internet & Network", và bảo đảm rằng chức năng bảo vệ tường lửa đã bị vô hiệu hóa.  

- Sau khi vô hiệu hóa chức năng tường lửa, bạn hãy thử ping lại lần nữa. Nếu hành động ping lúc này thành công thì tường lửa mà bạn đã vô hiệu hóa có thể cũng khóa luôn các giao thức Windows Network sẽ được sử dụng để chia sẻ các file và máy in. Cấu hình lại (và sau đó kích hoạt lại) tường lửa đó để cho phép chỉ lưu lượng mà bạn muốn trao đổi giữa các máy khách trong LAN. Cho ví dụ, chia sẻ các file và máy in, cho phép các kết nối NetBIOS từ subnet LAN của bạn.

 
Hình 5: Test và cho phép lưu lượng mong muốn

Văn Linh (Theo Techtarget)

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Tạo button cho phép bạn ẩn/hiện nội dung

Chỉ với 1 dòng lệnh kết hợp với các thẻ div là bạn có thể tạo 1 button cho phép ẩn hiện nội dung của bạn khi click vào nó. Đây là một thủ thuật thường thấy trong các Forum, và hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ thuật này.

Demo:

Chẳng hiểu gì về phụ nữ
Hai cô bạn gái trò chuyện: "Này cậu, tay trưởng phòng mới đúng là không hiểu gì về phụ nữ. Hôm qua, lúc ăn trưa, anh ta uống mấy ly rượu, lúc về văn phòng cứ đòi hôn mình...".
Cô bạn sốt ruột:
- Rồi thế nào nữa?
- Mình bảo: "Dừng lại ngay, nếu không em sẽ kêu lên đấy!". Thế mà hắn...
- Vẫn sàm sỡ cậu à?
- Không! Hắn ta dừng lại thật!

Code:
Phần nội dung hiển thị
<div>
<div>
<input type="button" value="Xem" style="width:75px;font-size:10px;margin:0px;padding:0px;" onclick="if (this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display != '') { this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display = '';this.innerText = ''; this.value = 'Ẩn'; } else { this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display = 'none'; this.innerText = ''; this.value = 'Xem'; }">
</div>
<div>
<div style="display: none;">
{Phần nội dung bị ẩn}
</div>
</div>
</div>
- Khi các bạn muốn áp dụng cho bài viết của mình thì cứ việc thay thế dòng {phần nội dung bị ẩn} thành nội dung bài viết của bạn là xong.

- Nếu bạn muốn tạo nhiều nút Ẩn/Hiện trong bài viết của mình thì cứ làm tương tự.

Chúc các bạn thành công.
Phan Dũng

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Thêm Recovery Console vào menu khởi động trên Windows XP

Khi có một vấn đề xảy ra với Windows trên máy tính, bạn thường sử dụng đĩa CD Windows và tiện ích Recovery Console tích hợp sẵn trên đĩa để giải quyết vấn đề. Vậy vấn đề gì xảy ra khi bạn không phải lúc nào cũng mang theo đĩa hoặc chẳng may đánh mất đĩa? Rất đơn giản, chỉ cần cài đặt thêm tính năng Recovery Console vào máy và cho nó hoạt động như một tùy chọn trong quá trình khởi chạy Windows XP.

Cài đặt Recovery Console

Trước tiên, bạn cần cho đĩa CD Windows XP vào ổ đọc đĩa. Điều quan trọng là phiên bản Windows XP trên đĩa CD này phải tương đồng với Windows bạn đang sử dụng.
Vào Start -> Run và nhập vào câu lệnh sau, trong đó E: tương ứng với ổ đĩa CD:

E:\i386\winnt32.exe /cmdcons

Bạn sẽ thấy một hộp thoại đề nghị xác nhận có thực sự muốn cài đặt Recovery Console, nhấn Yes

Quá trình cài đặt sẽ diễn ra trong một vài phút

Và cuối cùng là hộp thoại thông báo quá trình cài đặt đã thành công

Truy cập vào Recovery Console

Sau khi đã cài đặt Recovery Console thành công trên máy, bạn hãy khởi động lại máy tính và sẽ nhận ra sự khác biệt trên màn hình khởi động máy:

Khi tiến trình khôi phục được tải, nó sẽ hỏi bạn lựa chọn cài đặt nào muốn logon vào. Bạn có thể nhập số tương ứng, trong trường hợp này là 1 và sau đó sẽ được thông báo nhập vào mật khẩu tài khoản quản trị.

Thay đổi thời gian chờ của menu khởi động

Sau khi cài đặt thêm tính năng này, bạn sẽ thường nhận được thông báo chờ trong vòng 30 giây tại phần menu khởi động. Nếu muốn thay đổi khoảng thời gian này, khi đã vào trong Windows, chuột phải vào My Computer và chọn Properties hoặc nhấn phím nóng Win + Break
Tại tab Advanced, kích vào nút Settings trong phần Startup and Recovery:

Thay đổi giá trị thời gian chờ theo như bạn mong muốn:

Chúc các bạn thành công !

TH - HT

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Tìm hiểu, phân biệt khái niệm về CAM,DVDRIP, R5, DVDSCR...

Bài viết tổng hợp sau có thể rất có ích cho những người download phim trên mạng, giúp có cái nhìn rõ hơn về các phiên bản Telesync, Cam, Screener,..

CAM

Bản Cam là bản copy từ phim chiếu rạp, thường được thu bằng Camera kỹ thuật số. Một số trường hợp thuận lợi thì dùng được giá đỡ nhưng rất hiếm, vì thế bản Cam thường bị rung và đôi khi được quay từ góc ( không trực diện ). Âm thanh được thu trực tiếp từ microphone của camera, nên đôi khi sẽ bị trộn lẫn với tiếng của khán giả. Chất lượng rất thấp.

TELESYNC (TS)

Thiết bị dùng tương tự như Cam nhưng dùng thiết bị thu âm rời nên chất lượng âm thanh tốt hơn bản Cam, đôi khi bản TS được thu từ rạp trống hay từ buồng chiếu với một camera chuyên nghiệp. Nên kiểm tra thử sample trước khi quyết định download toàn bộ phim.

TELECINE (TC)

Máy Telecine sẽ copy phim theo chuẩn số hóa từ cuộn phim nhựa. Âm thanh và hình ảnh rất tốt, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào chất lượng của máy. Chất lượng chấp nhận được.

SCREENER (SCR)

Bản thử của băng VHS, thường được đưa tới các cửa hàng cho thuê hoặc những nơi xem thử. Tỉ lệ thường là 4:3 (full screen), đôi khi trong phim xuất hiện dòng chữ cảnh báo (copyright and anti-copy telephone number). Phần lớn bản SCR được chuyển thành VCD (chất lượng tương đương VCD)

DVD-SCREENER (DVDSCR)

Tương tự như SCR nhưng được ghi vào DVD. (chất lượng tương đương SVCD hay DivX/XviD)

DVDRip

Phiên bản copy của DVD phát hành, chất lượng tốt hơn bản DVDSCR.

VHSRip

Bản copy từ băng VHS.

TVRip

Bản thu từ TV.

Thông thường DVD phim được phát hành sau khoảng 1 tháng kể từ khi phim được chiếu rạp. Đôi khi ở Việt Nam phim mới được bán dưới dạng DVD nhưng được sao chép từ các bản TS hay TC ( bản DVD chính thức chưa phát hành thì điều này khá vô lý), do đó nên kiểm tra trước khi mua.

Một số định dạng

VCD

Định dạng mpeg1, với bitrate cố định là 1150kbit ở độ phân giải 352x240 (NTCS). VCD được thu từ các nguồn chất lượng thấp (Cam/TS/TC/Screener/TVrip(analogue)) để giảm dung lượng file. ( thường 1 CD chép được 1 phim)

SVCD

Định dạng mpeg2 (giống định dạng của DVD), cho phép bitrate tới 2500kbit ở độ phân giải 480x480 (NTCS). Thường khoảng 35-60 phút cho mỗi CD.

DivX/XviD

Bản nén từ DVD, có thể nén 2 giờ phim chất lượng tốt vào một đĩa CD. Chất lượng tốt và dung lượng nhỏ. (cần cài thêm bộ phần mềm giải nén để xem phim trong máy tính)

DVD-R

Dạng DVD thông dụng, chứa 4.7GB dữ liệu cho mỗi mặt ( hiện nay cũng có loại DVD 2 mặt).

R5 liên hệ tới một định chuẩn DVD dành cho Region 5 (Có 5 region DVD trên thế giới), Sáng lập viên Sô viết và các bản copy lậu đã được phân phối trên Internet.

Trong một nỗ lực để đối đầu với tình trạng phim lậu, ngành công nghiệp phim ảnh đã lựa chọn thiếp lập một định dạng mới cho các sản phẩm phim phát hành trên DVD mà có thể được sản xuất nhanh và rẻ hơn so với các bản DVD truyền thống.

Các định dạng DVD R5 khác với các định dạng DVD truyền thống ở chỗ nó là sư dịch chuyển trực tiếp của phim mà không cần thông qua quá trình xử lý hình ảnh thường thấy ở DVD cũng như không cần các hiệu ứng đặc biệt nào. Điều này giúp bộ phim có thể được tung ra thị trường cùng với thời điểm đưa ra các phiên bản tiếp thị ban đầu (DVD screeners) trước khi chúng được phát hành thành DVD chính thức.

Thường thì thị trường sao chép DVD lậu chất lượng cao chủ yếu dựa trên các phiên bản khuyến mại (DVD screeners) thì điều này sẽ giúp cho các xưởng sản xuất phim tránh được tình trạng sao chép lậu (do 2 cái cùng phát hành 1 lúc). Trong một số trường hợp, các phiên bản R5 DVD có thể được phát hành không có các rãnh âm thanh Tiếnh Anh nên các bản lậu bắt buộc phải sử dụng đường âm than trực tiếp từ các Phim trong rạp hát. Trong trường hợp này, các bản sao chép sẽ được gắn mã ".Line" để phân biệt với các bản DVD có âm thanh Tiếng Anh khác.
Chất lượng hình ảnh của phiên bản R5 nói chung có thể so sánh với một bản khuyến mại (DVD Screeners) ngoại trừ các dòng chữ cuộn bổ sung và các cảnh trắng đen nhằm mục tiêu phân biệt các bản khuyến mại với các bản thương mại chính thức. Chất lượng phim tốt hơn các bản phim chuyển thể từ phim lậu bởi vì quá trình này được thực hiện thông qua các thiết bị quét đẳng cấp chuyên nghiệp.

Bởi lẽ chả có tiêu chuẩn nhất định nào cho các phiên bản R5 lậu, nhiều người [chúng ta đó ] sử dụng những ký hiệu như là Telecines, DVD Screeners hoặc là DVD rips. Cuối năm 2006, nhiều đầu lậu như DREAMLiGHT, mVs, và PUKKA đã bắt đầu gán nhãn ".R5" hoặc r5 (dòng này để cho biết là nó có âm thanh Tiếng Anh trực tiếp) và khuyến khích các đầu lậu khác làm tương tự.

T.Anh (Tổng hợp)

Facebook Places: cách chỉnh sửa cài đặt riêng tư

Mới đây, mạng xã hội Facebook đã cho ra mắt tính năng chia sẻ địa điểm. Thông thường, điều này có nghĩa rằng đã đến lúc bạn phải cài đặt lại cấu hình riêng tư theo đúng cách bạn mong muốn.

Dưới đây là cách bạn có thể giữ quyền kiểm soát từ Facebook Places bằng cách chỉnh sửa cài đặt riêng tư.

Places là gì?

Places là tính năng chia sẻ địa điểm mới của Facebook, cho phép bạn thông báo địa điểm mình đang ở với những người dùng Facebook khác. Bạn có thể chia sẻ địa điểm của mình với tất cả người dùng Facebook hay chỉ cho bạn bè của mình hoặc chỉ những người bạn muốn cho họ biết. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng Places để kiểm ra bạn bè trên Facebook nếu cài đặt riêng tư của họ cho phép bạn thực hiện điều này.

Để sử dụng Places, bạn cần ứng dụng Facebook cho iPhone hoặc bạn có thể truy cập touch.facebook.com từ trình duyệt điện thoại của mình. Để sử dụng phiên bản cho Web, điện thoại của bạn phải hỗ trợ được HTML5 và điều quan trọng là Facebook Places hiện nay mới chỉ có người dùng Facebook ở Mỹ là có thể sử dụng được. Hy vọng rằng tính năng này sẽ sớm đến với tất cả người dùng trên thế giới. Tuy nhiên, trước tính năng này đến với bạn, hãy cùng tìm hiểu cách cài đặt riêng tư trong Facebook Places.

Bắt đầu với quyền riêng tư trong Places

Điều đầu tiên bạn cần làm là đăng nhập vào Facebook và chú ý tới góc bên phải trên cùng của trang, chọn Account > Privacy Settings.

Trên trang cài đặt riêng tư, kích vào Customize settings ở dưới mục Sharing on Facebook. Tại đây, bạn có thể lựa chọn cài đặt Places.

Ai sẽ thấy thông tin hiện diện của bạn?

Cài đặt đầu tiên bạn phải chỉnh sửa lại là Places I Check In và xác định ai có thể xem được thông tin về sự hiện diện của bạn - check-in - trên Facebook. Bạn sẽ thấy cài đặt này dưới mục .

Có 3 cài đặt chính trong Places I Check In. Bạn có thể đặt thông tin hiện diện của mình được hiển thị với mọi người – Everyone (tất cả người dùng Facebook có thể biết được check-in của bạn), Friends of Friends (bạn của bạn và bạn của họ có thể thấy check-in) và Friends Only (chỉ bạn bè của bạn trên Facebook mới có thể biết check-in của bạn).

Nếu bạn muốn có quyền kiểm soát nhiều hơn về cài đặt thông tin hiện diện của mình, chọn Customize ở phía cuối menu. Lựa chọn này sẽ mở ra một cửa sổ pop-up, tại đây bạn có thể cài đặt thông tin có thể chỉ bạn được xem hoặc chỉ một số người bạn trong danh sách bạn bè được xem. Ngoài ra, bạn còn có thể loại trừ một số người bằng cách điền tên họ vào mục Hide This From (một cài đặt tiện dụng khi bạn muốn loại trừ một số người như đồng nghiệp, bố mẹ hoặc những người khác để họ không thể nhìn thấy check-in của bạn mỗi khi đăng nhập). Sau khi đã tỳ biến cài đạt theo cách bạn mong muốn, kích vào Save Setting để lưu lại tất cả những gì bạn mới thực hiện.

Here Now

Nằm ngay dưới cài đặt Places I Check In là một ô tích của tính năng People Here Now. Cài đặt này sẽ hiển thị những người sử dụng Facebook đang có cùng chung địa điểm với bạn.

Bạn không nhất thiết phải trở thành bạn bè của ai đó để có thể xem thông tin hiển thị của họ bởi thông tin này tự động được hiển thị bởi mọi người.

Nếu bạn không muốn mọi người biết được địa điểm mình đang ở mỗi khi đăng nhập (hoặc khi một nguời bạn kiểm tra kiểm tra check-in của bạn) khi sử dụng Places, bạn cần phải nhớ không nên tích vào ô tích này.

Thông tin địa điểm bị rò rỉ bởi bạn bè bạn

Đây có lẽ là cài đặt quan trọng nhất cần phải chú ý. Không giống với các dịch vụ khác, Places cho phép bạn bè trên Facebook của bạn có khả năng đăng kí check-in của bạn. Tin tốt là bạn có thể ngăn chặn mọi người tiết lộ thông tin địa điểm của bạn. Cũng trên trang này, còn 2 cài đặt khác. Hãy để ý mục Things Others Share, cài đặt cuối cùng trong mục này là Friends Can Check Me into Places.

Bạn có thể tắt hoặc bật tính năng này mà không cần tới lựa chọn tùy biến. Nếu bạn chọn disable - tắt tính năng, điều này sẽ bạn của bạn nỗ lực kiểm tra check –in của bạn, họ sẽ không nhận được một kết quả nào. Ngược lại, nếu bạn chọn Enable – bật tính năng, bạn bè của bạn có thể đăng kí check-in của bạn. Bất cứ khi nào bạn muốn nhường lại quyền kiểm soát thông tin địa điểm của mình cho người khác là tùy vào bạn.

Vẫn chưa kết thúc được

Tiếp đến, bạn cần phải tùy chỉnh bước kiểm soát cuối cùng, có thể cho phép các ứng dụng thứ 3 (ví dụ như các câu đố hoặc trò chơi) được bạn bẻ bạn sử dụng để truy cập dữ liệu vị trí của bạn. Tất cả những việc bạn phải làm là không tích vào ô tích Privacy Settings dưới mục Applications and Websites. Sẽ tốt hơn nếu Facebook có thể ghi rõ các ô này có nghĩa gì, tuy nhiên, đây chính là ô bạn cần.

Quay trở lại trên cùng của trang cá nhân Sharing on Facebook và kích vào mục Back to Privacy ở bên trái. Khi đã quay trở lại trang cá nhân chính, kéo xuống phía dưới cùng rồi kích vào Edit your settings ở dưới mục Applications and Websites.

Tiếp đến, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị giống với màn hình ví dụ trên. Kích vào nút Edit Settings trong mục Info accessible through your friends.

Sau đó, bạn sẽ thấy một cửa sổ pop-up có liệt kê các dữ liệu có trong profile của bạn, bao gồm lý lịch, ngày sinh, quê quán, thành phố hiện tại…. Tất cả những thông tin này sẽ không được hiển thị với các ứng dụng bên thứ 3, sử dụng bởi bạn bè của bạn.

Chuyển hướng xuống ô bên phải cuối cùng của trang, Places I've Visited và bỏ dấu tích ở đó đi nếu bạn không muốn các ứng dụng bên thứ 3 bạn bè bạn sử dụng để thu thập dữ liệu check-in của bạn.

Lời khuyên: các ứng dụng bên thứ 3 bạn sử dụng có thể lấy dữ liệu vị trí của bạn chỉ khi bạn cho phép ứng dụng này được làm vậy. Tuy nhiên, mặt xấu của vấn đề là nếu bạn không muốn một ứng dụng nào đó truy cập dữ liệu vị trí của bạn thì bạn cũng không nên sử dụng ứng dụng đó.

Có vẻ như Place là một tính năng thú vị và sẽ trở nên phổ biến trong Facebook. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tốn một chút thời gian để chỉnh sửa lại cài đặt riêng tư để có thể kiểm soát ai sẽ thấy được vị trí của bạn và ai có thể tiết lộ thông tin vị trí của bạn. Điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều quyền riêng tư khi sử dụng Facebook.

Lamle (PcWorld.com)