HOT NEWS

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Mẹo vặt sử dụng USB

Thiết bị này cũng là công cụ lây lan virus rất phổ biến nhưng chỉ cần một cách mở khác bạn có thể ngăn chặn được. Trang trí USB theo phong cách riêng của mình bằng biểu tượng và hình nền cũng là một chiêu thú vị.

Hạn chế sự lây lan của virus

Theo nguyên tắc hoạt động của một số virus lây lan qua đường USB thì chúng sẽ nhanh chóng tạo trong đó một số file như autorun.inf hoặc desktop.ini để gọi một số tập tin thực thi đi kèm.
Tuy nhiên, có một điều virus không thể nào tự chạy được khi ta vừa cắm USB vào máy. Thao tác nhấp đúp vào ổ đĩa flash trong My Computer sẽ giúp các file virus được kích hoạt và bắt đầu lây lan sang máy tính.

Chỉ một thao tác đơn giản click chuột phải USB và chọn Explore là ta có thể chặn được bước xâm nhập này của virus vào máy. Các tập tin autorun hoàn toàn mất tác dụng.
Bước tiếp theo ta chỉ cần mở autorun.inf có trong USB bằng Notepad để xem tên những file virus và xóa chúng đi. Ta xóa luôn cả file autorun.inf.

Nên tắt USB trong máy trước khi rút ra

Thao tác này sẽ giảm sự xung đột điện với chip nhớ của USB. Việc rút USB ra cách đột ngột sẽ cắt đứt bất ngờ nguồn điện đang cấp cho USB, quá trình truyền dẫn dữ liệu đang diễn ra bị ngăt quãng làm ảnh hưởng đến chip nhớ.

Nhưng nhiều trường hợp việc rút USB luôn gặp thông báo sau

Thông báo thường thấy khi tắt USB mà vẫn còn file đang sử dụng trên nó.

Nhiều người vội vã nên không thể kiên trì với dòng thông báo này đành rút nó thiết bị này ra khỏi máy. Trường hợp này có thể do virus đang chạy trong ổ flash hoặc bạn còn đang mở một file nào đó trên USB. Kiểm tra xem các chương trình đang thực thi như office, trình ứng dụng…

Nếu qua bước này cũng vẫn gặp thông báo thì nguy cơ bạn nhiễm virus rất cao hoặc cổng giao tiếp USB của máy đã bị lỗi.

Eject USB nhiều lần nếu việc rút USB gặp lỗi.

Không nên vội vã rút ra ngay mà click phải ổ USB chọn Eject vài lần. Câu thông báo hiện ra bạn nhấp Continue và rút nó ra. Dữ liệu có thể bị mất nhưng USB sẽ không bị sốc điện.

Cảnh báo dữ liệu sẽ bị mất nếu rút USB ra. Bạn chọn Continue để tiếp tục.

Làm đẹp cho cửa sổ USB nhưng cũng là công cụ báo động virus hữu hiệu.

Trước tiên, ta cần nắm vững các chức năng cơ bản của một số tập tin sau:

- autorun.inf : thiết lập thông tin về icon, virus thường tấn công chỉnh sửa file này để điều khiển kích hoạt virus chạy.
- desktop.ini : thiết lập desktop, virus cũng hay dùng file này để gọi 1 số file thực thi chứa virus.
- doan.ico : file biểu tượng của USB.
- bgusb4.jpg : file hình nền.
- Bạn cũng có thể tạo thêm một file sao lưu thiết lập autorun.inf để phòng khi bị virus ví dụ này đặt tên là bk-autorun.inf.

Màn hình cửa sổ USB được cài đặt hình nền riêng.

Để tạo biểu tượng (icon) cho USB, bạn cần thiết kế sẵn một file biểu tượng có đuôi .ico. Icon có thể vẽ bằng phần mềm hỗ trợ hoặc tìm trên mạng những hình ưu thích.

Bạn dùng ứng dụng Notepad tạo một file có tên autorun.inf đặt tại thư mục gốc của USB có nội dùng như sau:

[AutoRun]
icon=doan.ico

Trong đó, doan.ico là file biểu tượng do bạn tự chọn hoặc tải về. Doan.ico cũng phải đặt ngoài thư mục gốc USB. Như vậy, là bạn có thể phân biệt USB của mình với biểu tượng riêng ở đầu khi cắm vào máy.

Làm hình nền (background) cho USB:

Tương tự, bạn cũng tạo một file có tên desktop.ini đặt cùng vị trí như các tập tin trên với nội dung sau:

[ExtShellFolderViews]
{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}={BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}
[{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}]
Attributes=1
IconArea_Image=bgusb4.jpg
IconArea_Text=0x030291F
[.ShellClassInfo]
ConfirmFileOp=0

bgusb4.jpg là file ảnh ở định dạng JPG chọn làm hình nền.

Bạn nên tạo USB của bạn có 1 icon, để có thể dễ dàng nhận biết được USB của mình có bị nhiễm virus hay chưa.

USB có tên bodaudinh với biểu tượng ở đầu.

Khi đã tạo cho USB của mình 1 icon riêng, thì bạn đã fải dùng đến file autorun.inf. Và khi bạn nhiễm virus, thì thường virus sẽ chỉnh sửa cái file autorun.inf thiết lập icon của bạn rồi thay vào đó bằng những đoạn mã để gọi file virus thực thi. Khi bạn cắm USB vào máy mà không thấy có biểu tượng quen thuộc thì khả năng bị nhiễm virus trong USB là rất cao.

Theo VnExpress

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

5 mẹo nhỏ giúp phát hiện dấu hiệu của malware

Nếu bạn vừa mới trải qua một vụ tấn công của malware, bạn sẽ biết được tính chất nguy hiểm của nó như thế nào. Xóa bỏ sự lây lan của mã độc do malware lây nhiễm trên máy tính của bạn càng nhanh càng tốt sẽ ngăn chặn malware có thêm bất kì một hành động phá hoại nào hoặc lây nhiễm tới máy tính khác. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu của sự lây nhiễm malware.

1. Phần mềm

Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng chống malware trên thị trường và lựa chọn chúng cũng chủ quan giống như khi bạn chọn phần mềm diệt virus. Bạn có thể chọn các công cụ như Malwarebytes hoặc Spybot Search and Destroy. Ngoài ra, cũng có một số phần mềm diệt virus có khả năng quét cả virus và malware ( ví như Ashampoo Magical Security 2 ).

Một trong những vấn đề bạn có thể phải đối mặt với các công cụ chống malware là nó thiếu khả năng quét tại thời điểm thực. Vì lý do này, bạn sẽ phải chắc chắn rằng người dùng cuối của mình thực hiện quét thường xuyên để có thể dò tìm ra các lây nhiễm. Khi người dùng sao nhãng việc quét máy tính, không chỉ malware có thể gây rắc rối, rất nhiều loại malware khác cũng sẽ có cơ hội lây lan trên máy tính của bạn.

2.Máy tính chậm

Malware có tiếng trong việc khiến máy tính chạy chậm, ảnh hưởng tới kết nối mạng hoặc tốc độ của các ứng dụng được dùng. Tất nhiên, chỉ một lý do chậm không có nghĩa rằng máy tính của bạn bị malware quấy nhiễu. Do có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm, bạn nên thực hiện một số bước giúp “điều trị” căn bệnh chạy chậm của máy tính (ví như chạy chống phân mảnh ổ đĩa, thêm RAM,…). Nếu máy tính vẫn chạy chậm sau khi bạn thực hiện những bước cần thiết trên, có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm malware.

3. Pop-ups

Một nguyên nhân “tiềm năng” có thể là dấu hiệu của malware là cửa sổ Pop-up. Những cửa sổ Pop-up không mong muốn (đặc biệt là những cửa sổ hiển thị khi một trình duyệt không được mở) chắc chắn là dấu hiệu của lây nhiễm malware. Vấn đề nằm ở chỗ chúng không thể thường xuyên loại bỏ ở chế độ chuẩn. Trong những trường hợp như vậy, máy tính cần khởi động ở chế độ Safe Mode. Với hầu hết các loại malware, bạn đều cần tới sự trợ giúp của một phần mềm diệt malware mạnh mẽ giúp loại bỏ hoàn toàn chúng.

4.Thay đổi trang chủ hoặc đường link Google

Nếu trang chủ chính của một trình duyệt thay đổi mà không có sự tác động của người dùng, rất có khả năng có sự tác động của malware. Điều tương tự cũng đúng khi bạn tìm kiếm một vấn đề trên Google, kích vào một đường link do Google cung cấp nhưng lại bị dẫn tới một đường link ngẫu nhiên nào đó. Nếu bạn thấy những việc này xảy ra, có nghĩa là bạn đã “dính” malware hoặc lây nhiễm virus.

5. Trình duyệt ngoại tuyến

Nếu bạn không thể truy cập Internet bằng trình duyệt của mình mặc dù biết được kết nối mạng vẫn hoạt động (kiểm tra bằng cách Ping tới một địa chỉ là cách dễ dàng nhất để biết được điều này), có thể bạn đã “dính” lây nhiễm malware. Để có thể chắc chắn hơn vấn đề này, hãy vào cài đặt kết nối mạng của trình duyệt để chắc chắn rằng bạn không đặt một Proxy nào (mà không cần tới hỗ trợ của phòng IT của công ty). Sau khi kiểm tra và biết được bạn không sử dụng một Proxy nào, có nghĩa rằng bạn đã bị lây nhiễm malware.

Như vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn 5 thủ thuật giúp phát hiện xem có dấu hiệu của malware trên chiếc máy tính thân yêu của mình hay không. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn khuyến cáo người dùng nên có một phần mềm diệt malware và diệt virus mạnh mẽ, hiệu quả. Chúng sẽ giúp bạn rất nhiều mỗi khi xuất hiện những loại mã độc này trên máy tính của bạn, khiến bạn có cảm giác trải nghiệm sử dụng máy an toàn hơn.

Lamle (Theo Techrepublic.com)

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Thủ thuật chụp màn hình video

Người sử dụng thường gặp trở ngại khi chụp lại màn hình đoạn video vì kết quả nhận được chỉ là khung hình màu đen. Vài bước tùy chỉnh hệ thống là bạn có thể sử dụng phím “Printscreen” để chụp lại một khoảnh khắc yêu thích trong video. 

Để làm được điều này bạn cần thực hiện các bước sau.

Trước tiên, bạn vào phần Display Properties bằng cách nhấp chuột phải ở màn hình Desktop chọn Properties.

Tiếp tục vào thẻ Settings chọn Advanced. Hộp thoại mới sẽ xuất hiện ta chọn thẻ Troubleshoot và tìm đến mục Hardware acceleration. Tại đây, sẽ có thanh trượt kéo từ None sang Full. Theo mặc định nút thanh trượt sẽ nằm ở Full, bạn kéo nó trở về None. Nhấp OK ở các cửa sổ đã mở.

Cửa sổ điều khiển Troubleshoot.

Vậy là bạn đã có thể tiến hành chụp màn hình đoạn video từ bất kỳ chương trình nào: Windows Media Player (WMP), Herosoft, Winamp…bằng Printscreen. Sau đó, paste vào một chương trình biên tập ảnh thường dùng để cắt gọt theo ý muốn.

Cách thứ hai bạn cũng có thể tuỳ chỉnh ngay trong phần mềm phát video phổ biến của hệ điều hành Windows là WMP.

Bạn vào menu Tool chọn Options. Sau đó, ta chọn tiếp thẻ Performance và tìm đến mục Video acceleration. Tại đây, sẽ có thanh trượt kéo từ None sang Full. Theo mặc định nút thanh trượt sẽ nằm ở Full, bạn kéo nó trở về None. Bây giờ, bạn đã có thể thực hiện Printscreen với WMP.

Theo VnExpress

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Khôi phục mật khẩu đăng nhập Mac OS X

Việc người sử dụng quên mật khẩu đăng nhập vào máy tính là thường xuyên xảy ra. Và họ sẽ khắc phục vân đề này như thế nào? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ trình bày cách lấy lại mật khẩu đăng nhập với hệ điều hành Mac OS X.

Nếu bạn sử dụng Windows thì mọi việc khá đơn giản với việc sử dụng đĩa Hiren Boot, Ubuntu Live CD hoặc Ophcrak. Nhưng với Mac OS X cũng không quá phức tạp như mọi người hay nói, chỉ cần vài mẹo nhỏ là chúng ta đã có thể khắc phục được vấn đề này.

Sử dụng đĩa cài đặt

Đây là phương pháp đầu tiên chúng ta đề cập đến, bạn hãy sử dụng đĩa cài đặt Mac OS X. Cho đĩa vào ổ DVD và khởi động từ đó:

Sau đó các bạn chọn Utilities > Reset Password:

Chọn volume có chứa tài khoản cần thay đổi password, và chọn tài khoản từ danh sách (ở đây là System Administrator), tạo mật khẩu mới và gợi ý (nếu muốn). Lưu ý rằng bạn có thể thay đổi lại hệ thống phân quyền tập tin ACL (Access Control List) trực tiếp tại đây trong khi lấy lại password. Sau khi hoàn tất, lưu lại các sự thay đổi và khởi động lại hệ thống:

Và bây giờ, bạn có thể đăng nhâp vào Mac OS X dễ dàng với mật khẩu vừa tạo ra.

Thay đổi Mac OS X trong lần khởi động đầu tiên

Đây là 1 cách làm khác, có thể là dễ thực hiện và đơn giản hơn khi hệ thống bắt đầu boot vào chế độ Single User Mode và xóa bỏ file làm nhiệm vụ “thông báo” cho Mac OS X rằng quá trình cài đặt lần đầu tiên đã hoàn tất.

Để khởi động vào Single User Mode, khởi động lại máy tính trong khi giữ phím Command và S sau tín hiệu khởi động lên. Sau khi boot vào chế độ này, chuyển tới phân vùng bạn muốn bằng câu lệnh sau:

sudo mount -uw /

và xóa bỏ file AppleSetupDone như sau:

rm -rf /var/db/.AppleSetupDone

Khởi động lại bằng câu lệnh:

reboot

Và sau đó, bạn bắt đầu lại như lần cài đặt đầu tiên với màn hình Welcome. Khi tới màn hình sau, các bạn nhớ chọn Do not transfer my information now:

Tiếp theo, tại bước Enter Your Apple ID này, nhấn phím Command + Q để bỏ qua. Chọn Skip khi hệ thống yêu cầu:

Tại đây, bạn sẽ tạo tài khoản Administrator mới, điền tên bất kỳ vào đây vì bạn cần đến để truy cập vào hệ điều hành và hệ thiết lập System Preferences bên trong:

Tiếp tục cho tới màn hình Thank You là chúng ta đã gần hoàn tất toàn bộ quá trình. Nhấn nút Go tại đây:

Khi đăng nhập vào hệ thống với tài khoản vừa tạo, các bạn chọn mục System Preferences > Accounts:

Và bây giờ, chọn tài khoản cần khôi phục password và nhấn nút Reset Password… :

Và tương tự như cách làm trước đó, các bạn khai báo mật khẩu mới, gợi ý và chọn Reset Password:

Và bây giờ, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản cũ và mật khẩu vừa được tạo ra. Trên đây là 1 số cách đơn giản và khá hiệu quả khi người sử dụng quên password đăng nhập khi họ sử dụng hệ điều hành Mac OS X. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Khôi phục password Windows với Ophcrack

Hiện tại, trên các diễn đàn và website IT đã có rất nhiều bài viết về cách crack mật khẩu khi bạn vô tình quên mất password đăng nhập. Và hầu hết các phương pháp đó đều dựa trên đĩa Hiren Boot, Ubuntu Live CD… nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không thể khôi phục được mật khẩu?

Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 1 phương pháp khác sử dụng công cụ hỗ trợ Ophcrack.
Trước tiên, các bạn cần truy cập vào trang chủ của Ophcrack và tải file CD image tại đây :

Sau đó ghi file *.iso này ra đĩa CD bằng bất kỳ chương trình hỗ trợ nào như ImgBurn, UltraISO, Nero... :

Nếu bạn muốn sử dụng trên máy tính không có ổ CD/DVD thì nên dùng công cụ hỗ trợ PenDrive Linux để tạo USB boot. Khi sử dụng USB boot thì tốc độ và hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện khá nhiều, hoặc bạn có thể sao lưu dữ liệu trực tiếp ngay trên USB đó:

Để tạo ổ USB boot hỗ trợ tất cả các phiên bản Windows, hãy tải table password miễn phí miễn phí tại đây. Lưu ý rằng tại đây có 2 loại table miễn phí và trả phí, đương nhiên bản trả phí sẽ hoạt động nhanh và đa dạng hơn nhiều so với bản miễn phí, nhưng bù lại, dung lượng của các bản này cũng hoàn toàn khác xa nhau. Do chỉ sử dụng trên USB nên chúng ta chỉ cần bản Vista với dung lượng khoảng 461 MB:

Sau đó giải nén file table này vào thư mục \tables\vista_free trên USB và chúng sẽ tự động sử dụng bởi Ophcrack:

Boot từ CD/USB

Đây là giao diện chính sau khi các bạn boot từ CD/USB:

Chọn chế độ automatic và Ophcrack sẽ tự động dò tìm, phá các mật khẩu của tất cả tài khoản trên máy tính. Lưu ý rằng nếu máy tính khởi động nhưng bạn chỉ thấy màn hình trống hoặc Ophcrack không hoạt động, hãy khởi động lại và điều chỉnh bộ nhớ RAM cấp phát cho chương trình trong mục Option từ Boot Menu:

Tùy vào độ phức tạp, dài ngắn của mật khẩu mà quá trình crack sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm, và với table free được download tại bước trên thì có thể password sẽ không bao giờ tìm được. Một khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ thấy chi tiết password, ghi lại và sau đó sẽ khởi động lại máy. Hoặc nếu không xử lý được trên 1 tài khoản nào đó, bạn hãy đăng nhập vào account quản trị và dùng quyền thiết lập để xóa bỏ password ở bên trong Windows:

Trên đây là 1 cách khác để bạn lấy lại mật khẩu Windows bên cạnh những phương pháp phổ biến hiện nay, trong trường hợp bạn không sử dụng ổ cứng đã mã hóa dữ liệu và mật khẩu không quá phức tạp. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Khóa máy tính khi nhập password quá số lần

Là người sử dụng và quản lý máy tính, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như khi có một ai đó cố gắng dò mật khẩu đăng nhập dựa vào thông tin cá nhân của bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục và cải thiện tình hình.

Tại đây, chúng ta sẽ áp dụng phương thức Windows security để khóa tất cả các tài khoản sử dụng trong vòng 30 phút khi mật khẩu được nhập 3 lần mà không chính xác. Quá trình này sẽ khiến cho những người tò mò “cụt hứng” khi không dò được mật khẩu liên tục, hoặc nếu kiên trì hơn nữa thì họ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.

Lưu ý quan trọng: thiết lập này cũng có thể là “con dao 2 lưỡi” khi ai đó cố tình đăng nhập sai và khiến cho máy tính bị khóa trong vòng 30 phút. Vì vậy, để thực sự bảo mật, bạn nên tạo và sử dụng song song nhiều hơn 1 tài khoản administrator. Tuy nhiên, bạn phải thật cẩn thận khi sử dụng cách này.

Lưu ý sơ bộ: những người khác vẫn có thể truy cập vào máy tính sử dụng những biện pháp can thiệp như dùng đĩa Ubuntu Live CD, System Rescure CD hoặc Ultimate Boot CD để reset toàn bộ mật khẩu, trừ khi bạn áp dụng cách mã hóa toàn bộ dữ liệu ổ cứng với TrueCrypt hoặc BitLocker.

Thay đổi thiết lập Local Security Policy

Để thay đổi thuộc tính có liên quan đến mật khẩu, hãy sử dụng Local Security Policy (lưu ý rằng chức năng này chỉ có trên các bản Windows Vista hoặc 7 Business, Professional, Enterprise, và Ultimate. Nếu bạn sử dụng bản Starter, Home Basic, hoặc Home Premium thì cần phải dùng phương pháp Command Prompt dưới đây). Để sử dụng Local Security Policy, mở Start Menu và gõ từ khóa liên quan vào ô tìm kiếm như sau:

Chọn tiếp mục Account Policies tại cửa sổ bên trái và Account Lockout Policy:

Ở chế độ mặc định, tài khoản của bạn sẽ không bị khóa khi mật khẩu nhập không chính xác. Để thay đổi thuộc tính này, kích đúp vào Account lockout threshold:

Tại hộp thoại này, nhập số lần nhập mật khẩu giới hạn. Ví dụ tại đây là 3, nhấn OK để lưu thay đổi:

Windows sẽ hiện thông báo bạn có muốn thay đổi thời gian áp dụng để khóa tài khoản - Account lockout duration và thời gian chính xác - Reset account lockout counter. Mặc định ở đây là 30 phút, nếu muốn bạn có thể thay đổi theo ý thích:

Khi đóng cửa sổ Local Security Policy lại, lệnh sẽ lập tức có hiệu lực. Khi mật khẩu nhập 3 lần mà không chính xác, hệ thống sẽ tự động khóa tất cả các tài khoản trong vòng 30 phút. Nếu muốn thay đổi lại các thông số, các bạn chỉ cần làm lại thao tác trên:

Thực hiện với Command Prompt

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn dùng bản Windows Home thì sẽ không có chức năng Local Security Policy, do vậy phải dùng tính năng thay thế - Command Prompt. Tại Start Menu, chọn Command Prompt và kích chuột phải > Run as Administrator:

Và gõ lệnh sau:

net accounts

Câu lệnh này sẽ liệt kê ra chính sách quản lý mật khẩu hiện tại, thông số Lockout threshold: Never nghĩa là tài khoản sẽ không bị khóa khi nhập mật khẩu không chính xác:

Hãy thay đổi tham số này để hệ thống tự động khóa tài khoản khi mật khẩu nhập không đúng:

net accounts /lockoutthreshold:3

Như trên, tài khoản sẽ bị khóa khi nhập password sai 3 lần liên tiếp:

Tiếp theo là khoảng thời gian áp dụng, ở đây chúng ta chọn mức 30 phút:

net accounts /lockoutduration:30

Và khoảng thời gian chờ đợi để tài khoản chính xác có thể đăng nhập vào hệ thống, lưu ý các bạn nên đặt thời gian chính xác với mốc bên trên:

net accounts /lockoutwindow:30

Khi hoàn tất, các bạn gõ lệnh net accounts để xem lại các thiết lập. Và đây là kết quả sau khi thiết lập với các câu lệnh trên:

Sau đây, chúng ta hãy kiểm tra lại xem hệ thống có hoạt động như mong muốn hay không. Nhập mật khẩu bất kỳ (dĩ nhiên là không chính xác) để đăng nhập:

Windows sẽ hiển thị thông báo password không chính xác, và yêu cầu nhập lại:

Và đây là kết quả sau khi chúng ta nhập mật khẩu 3 lần liên tiếp không đúng:

Nếu muốn đăng nhập vào Windows, bạn sẽ phải chờ đủ 30 phút theo đúng thiết lập bên trong. Với việc thay đổi và quản lý mật khẩu một cách linh hoạt, bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều khi không ai có thể truy cập hoặc mò mật khẩu đăng nhập vào máy tính trong 1 khoảng thời gian ngắn. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

3 cách cơ bản để truy cập thư mục chia sẻ của Windows từ Linux

Đây là 1 trong những vẫn đề thường gặp nhất trong hệ thống sử dụng cả Windows và Linux. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những cách cơ bản và đơn giản nhất để truy cập tới thư mục chia sẻ trên Windows từ Linux.

Sử dụng phím tắt

Tại Linux, bạn có thể sử dụng phím tắt Alt+F2 để mở cửa sổ Run (như Windows + R trong Windows), tại ô địa chỉ bạn chỉ cần khai báo giao thức sử dụng và địa chỉ cụ thể. Ví dụ như smb:// để kết nối tới server chia sẻ samba, ngoài ra còn 1 số giao thức phổ biến khác như ssh, ftp, sftp, http, và https:


Ở ví dụ này là tên server – playground, thư mục chia sẻ là music

Và điền mật khẩu nếu hệ thống có yêu cầu, và khoảng thời gian lưu trữ password này:

Khi kết nối thành công, cửa sổ chia sẻ thư mục sẽ hiển thị như hình sau:

Kết nối từ menu GNOME

Nếu bạn đang sử dụng Ubuntu hoặc các distribution dựa trên GNOME khác, mở menu và chọn Connect to Server:

Tại cửa sổ tiếp theo, bạn chọn giao thức sử dụng từ danh sách Server:

Với server samba/cifs chọn Windows share và điền các thông tin yêu cầu tương ứng (không giống như trên Windows, bạn không cần thêm dấu gạch / để thực hiện lệnh kết nối tại đây):

Hoặc có thể sử dụng luôn chức năng Connect to Server tại đây:

Sử dụng shortcut

1 cách khá đơn giản khác thường được áp dụng là tạo shortcut của những thư mục chia sẻ mà bạn thường xuyên phải sử dụng. Kích chuột phải lên menu cần tạo shorcut và chọn Add to Panel:

Cửa sổ popup hiện ra, các bạn gõ từ khóa connect và chọn thành phần Connect to Server:

Và đây là kết quả:

Trên đây là 1 số cách cơ bản và dễ áp dụng trong hệ thống có sử dụng cả Windows và Linux. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo HowToGeek)